BÓN PHÂN LÂN ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHO CÂY DƯA LEO

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 3 năm trước7,9800

Các loại rau màu cần được cung cấp nhiều lân hơn hầu hết các cây trồng khác. Trong sản xuất rau truyền thống, nông dân thường bón phân lân vượt quá nhu cầu của cây vì lầm tưởng rằng sẽ gia tăng năng suất. Điều này dẫn đến việc tăng nồng độ lân trong đất một cách không cần thiết và tăng nguy cơ rửa trôi, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phát triển các phương pháp để duy trì năng suất rau và sử dụng lân hiệu quả nhất.

Một khảo sát về nồng độ phân bón lân cần sử dụng và thời điểm bón phân bón thích hợp trên cây dưa leo như sau: 

  • Trong giai đoạn chuẩn bị đất trồng, các nồng độ lân được sử dụng: 0, 80, hoặc 240 mg lân/kg đất dưới dạng Ca(H2PO4)2. Các mẫu đất với lượng phân lân như trên được ký hiệu lần lượt là P0, P80 và P240. Đất trồng chứa 230 mg đạm/kg đất (ở dạng ure) và 180 mg Kali/kg đất (dưới dạng KNO3). Hạt giống được trồng trong chậu nhựa chứa 300g đất (đường kính 9 cm, sâu 9 cm) trong 25 ngày cho đến khi ra 3 lá thật.
  • Trong giai đoạn sinh trưởng của dưa leo, các cây con có ba lá thật được trồng vào chậu lớn hơn (đường kính 15 cm, sâu 20 cm) chứa 4,5 kg đất mỗi chậu. Các nồng độ phân lân là 0, 80 hoặc 160 mg lân/kg đất (ở dạng rắn Ca (H2PO4)2). Phân đạm và Kali được bổ sung như giai đoạn chuẩn bị đất trồng.

BÓN LÂN ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHO CÂY DƯA LEO

Ảnh hưởng của lân đến sự phát triển của cây giống dưa leo 

Sinh khối chồi, rễ và tỷ lệ rễ trên chồi được sử dụng để mô tả ảnh hưởng của lân đến sự phát triển của cây dưa leo

Chồi cây con ở nghiệm thức được bón 240 mg lân/kg đất giai đoạn trước khi trồng (P240), có sinh khối lớn nhất. 

Trọng lượng khô không có sự khác biệt đáng kể giữa nghiệm thức P0 và P80; giá trị ở nghiệm thức P240 cao hơn 29% so với P80. Tương tự, nghiệm thức P240 có sinh khối rễ và tỷ lệ rễ/chồi cao nhất và lớn hơn 135% so với P80.

Ảnh hưởng của chế độ bón phân lân đến sự phát triển của dưa leo ở giai đoạn sinh trưởng

Ba chỉ số, trọng lượng khô của chồi, trọng lượng khô của rễ và tỷ lệ rễ/chồi, được sử dụng để đánh giá sự phát triển của dưa leo trong giai đoạn sinh dưỡng. 

Trọng lượng khô của chồi và rễ ở chế độ (không bón phân lân ở giai đoạn trước và trong khi trồng) là thấp nhất trong tất cả các nghiệm thức.

Chế độ bón (80 mg lân/kg đất trước khi trồng + không bón lân trong lúc trồng) tạo ra tỷ lệ rễ/chồi thấp nhất.

Chế độ bón (240 mg lân/kg đất trước khi trồng + không bón phân lúc trồng) cho sinh khối rễ và tỷ lệ rễ/chồi cao nhất. Tổng sinh khối được tăng lên khi bón nhiều lân hơn, đặc biệt là bón lân trong giai đoạn trước khi trồng. 

BÓN LÂN ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ CHO CÂY DƯA LEO

Nồng độ lân cao ở giai đoạn đầu làm giảm tổng lượng phân lân sử dụng cho cả vụ

Chế độ (240 mg lân/kg đất trước khi trồng + không bón phân lúc trồng), ​​có tổng lượng lân sử dụng ít hơn (0,072 g/chậu). Do giai đoạn cây con cần lượng đất ít nên tổng lượng lân sử dụng trên một chậu là rất ít. Lượng lân này chỉ bằng 1/10 so với ở chế độ (không bón lân trước khi trồng + bón 160 mg lân/kg đất lúc trồng). Vì cây lớn hơn nên cần khối lượng đất lớn hơn tương ứng với lượng lân nhiều hơn. 

Tuy nhiên, tổng trọng lượng khô của cây ở chế độ (240 mg lân/kg đất trước khi trồng + không bón phân lúc trồng) là 17,7 g/cây, không khác biệt đáng kể so với ở chế độ (không bón lân trước khi trồng + bón 160 mg lân/kg đất lúc trồng) là 16,9 g/cây. Một trong những lý do để bón lân nồng độ cao ở giai đoạn đầu sẽ bón phân lân hiệu quả hơn vì sự hấp thụ lân của cây con cao hơn lúc trưởng thành. Do đó, các chế độ lân cao ở giai đoạn cây con có tổng lượng lân được sử dụng thấp hơn nhưng vẫn duy trì năng suất tối ưu.

Rễ phát triển nhanh ở giai đoạn đầu là lý do quan trọng nhất để năng suất (sản lượng khô) cao hơn sau này. Trong đó lân là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự ra rễ. Điều đó có nghĩa là, hàm lượng lân tối ưu trong giai đoạn ban đầu có thể tối đa hóa năng suất cây trồng.

Kết luận

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc cung cấp nồng độ lân (240 mg lân/kg đất trước khi trồng + không bón phân lúc trồng) sẽ tạo ra sự phát triển tương đương hoặc thậm chí tốt hơn so với bón phân có hàm lượng lân cao ở các giai đoạn sau. Cách sử dụng lân này có thể giúp giải quyết vấn đề chi phí sản xuất, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.