PHÂN BÓN SILIC – GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH BẠC LÁ SỚM Ở CÀ CHUA

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng một năm trước1,2130

Bệnh bạc lá sớm (còn gọi là bệnh cháy lá Alternaria) do nấm Alternaria solani gây ra. Đây là bệnh gây hại nặng nề nhất trên cà chua, gây thiệt hại 79% năng suất trên toàn cầu. Nhiều loại thuốc diệt nấm có hiệu quả chống bệnh bạc lá sớm, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường và kháng nấm bệnh ngày càng gia tăng. Phân bón Silic có khả năng chống bệnh bạc lá sớm ở cây cà chua bằng cách làm chậm biểu hiện các triệu chứng bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh so với các cây không được bón phân Silic. Bên cạnh đó, Silic còn có vai trò đối với stress phi học và các loại nấm bệnh khác. Đây là giải pháp phòng trừ bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường hay kháng thuốc.

Nấm Alternaria solani tồn tại trong đất và bào tử nấm có thể lây lan theo gió, nước, côn trùng và thậm chí trên quần áo, giày dép của nhà nông. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh này là sự xuất hiện của các đốm nâu sẫm trên các lá tầng dưới. Bệnh bạc lá sớm thường tiến triển từ lá phía dưới lên lá phía trên của cây.

bệnh bạc lá sớm ở cà chua

Hình: Bệnh bạc lá sớm do nấm Alternaria solani ở cà chua

1.      Dinh dưỡng Silic tăng khả năng kháng bệnh bạc lá sớm ở cây cà chua

Sau khi cây cà chua bị nhiễm bào tử nấm, các vết hoại tử xuất hiện trên lá sau 2 - 5 ngày. Khả năng kháng bệnh của cây được đánh giá bằng các tiêu chí: đường kính vết bệnh, sự xuất hiện vết bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh trên lá.

Cây cà chua bị bệnh bạc lá sớm được bón phân Silic thường xuyên (2 lần/tuần) có biểu hiện bệnh nhưng kích thước, đường kính vết bệnh nhỏ hơn so với cây bị bệnh không được bón phân Silic.

Khả năng kháng bệnh của cây cà chua 45 ngày tuổi bị bạc lá sớm nhờ bón phân silic

Hình: Khả năng kháng bệnh của cây cà chua 45 ngày tuổi bị bạc lá sớm trong trong điều kiện không bón phân Silic và bón phân Silic

(Ghi chú SNB: sau nhiễm bệnh)

Hơn nữa, ở cây cà chua bị bệnh, không được bổ sung Silic có mức độ bệnh nghiêm trọng hơn, vết bệnh che phủ 75% tổng diện tích lá (sau 15 ngày nhiễm bệnh). Đối với cây bị bệnh có bón phân Silic đầy đủ, các vết bệnh chỉ chiếm 25% tổng diện tích lá.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh bạc lá sớm dựa trên tổng diện tích lá bị nhiễm khi bón phân Silic

Hình: Mức độ nghiêm trọng của bệnh bạc lá sớm dựa trên tổng diện tích lá bị nhiễm trong điều kiện bón phân và không bón phân Silic

Cà chua bị bệnh không được bổ sung Silic có tỷ lệ lây lan bệnh nhiều hơn và số lá bị hoại tử nhiều hơn. Dựa trên chỉ số bệnh (thang 0-9), cây không xử lý Silic có mức độ bệnh ở thang 8 (70–80%). Trong khi, các cây được cung cấp Silic thường xuyên có tỷ lệ bệnh ở mức 3 (20–30%).

Do đó, vai trò kháng bệnh bạc lá sớm của dinh dưỡng Silic trên cây cà chua bằng cách làm chậm sự xuất hiện vết bệnh, giảm kích thước và sự lây lan của bệnh so với cây không được bón phân Silic.

Phân bón silic tăng khả năng kháng bệnh bạc lá sớm ở cà chua

Mặt khác, ở cây bị bệnh có sử dụng phân Silic cho thấy chiều cao và trọng lượng khô tăng cao so với các cây bị bệnh, không được chữa trị bằng Silic.

  Chiều cao cây (cm) Trọng lượng khô (g)
Cây bị bệnh được bón phân Silic 135 2.9
Cây bị bệnh không bón phân Silic 129 2.5

Xem thêm: Đạm amoni góp phần tăng sức đề kháng chống bệnh đốm vi khuẩn cà chua

                  Tầm quan trọng của phân Kali đến năng suất, chất lượng quả cà chua

2.      Trung lượng Silic kích hoạt các gen bảo vệ trên cây cà chua

Dinh dưỡng Silic đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các cơ chế bảo vệ trước mầm bệnh bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen bảo vệ, hàng loạt các quá trình truyền tín hiệu sinh lý và sinh hóa. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu tác động của Silic đến các gen phòng vệ như: PR1, PR2, WRKYII, PR3, LOXD và JERF3.

Cây bị bệnh bạc lá khi được bón phân Silic làm tăng hoạt động phiên mã của PR1. Sự biểu hiện gen PR1 kích thích hệ thống miễn dịch, kháng lại nhiều mầm bệnh. Mặt khác, việc bổ sung Silic làm tăng đáng kể sự biểu hiện của gen PR2, WRKYII, PR3, LOXD và JERF3 như số liệu thống kê bên dưới. 

Những kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung Silic trên cây cà chua làm tăng sự biểu hiện của các gen phòng vệ, kích thích hệ thống miễn dịch của cây. Từ đó nâng cao khả năng kháng bệnh ở ở cà chua không chỉ với bệnh bạc lá sớm, mà còn đi với các mầm bệnh khác.

Mức độ biểu hiện gen bảo vệ ở cà chua bệnh bạc lá sớm khi bón phân Silic

Hình: Mức độ biểu hiện của các gen PR1, PR2, PR3, LOXD, WRKYII và JERF3 ở cà chua bệnh bạc lá sớm trong điều kiện bón phân và không bón phân Silic.

Xem thêm: Tác dụng của Silic đối với cây trồng trong điều kiện stress mặn, stress hạn

                  Bón đạm đúng cách cho cây cà chua giai đoạn 5 ngày sau khi trồng

3.      Giảm tác hại của các gốc tự do nhờ bón phân Silic

Trong điều kiện căng thẳng (tác động môi trường và mầm bệnh), cây trồng tạo ra quá nhiều gốc tự do (chất oxy hóa) như anion superoxide, Hydrogen peroxide (H2O2) và gốc hydroxyl. Hiện tượng này gọi là stress oxy hóa, gây ức chế nghiêm trọng sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. Để giảm tác hại của stress oxy hóa, cây trồng tạo ra hệ thống bảo vệ chống oxy hóa như: superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), ascorbate peroxidase (APX), glutathione reductase (GR) và peroxidase (POD).

Việc bổ sung Silic làm tăng đáng kể hoạt động của các enzym chống oxy hóa như SOD, CAT, APX, GR và POD trên cây cà chua bị bệnh bạc lá sớm. Ngược lại, cây bị bệnh, không xử lý bằng Silic cho thấy hoạt động của enzym chống oxy hóa giảm đi. Điều này làm tăng tổn thương tế bào do stress oxy hóa. 

Hình: Hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong cây L. esculentum được xử lý bằng Si, được xử lý Si + và A. solani

Hình: Hoạt động của các enzym chống oxy hóa (SOD, CAT, APX, GR và POD) ở cây cà chua bệnh bạc lá sớm trong điều kiện bón phân và không bón phân Silic.

Xem thêm: Tác dụng của phân bón Silic - nguyên tố dinh dưỡng đa năng

Kết luận

Bệnh bạc lá sớm là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong canh tác cà chua. Việc bổ sung phân bón Silic giúp tăng khả năng kháng bệnh bạc lá sớm ở cây cà chua bằng cách giảm thời gian biểu hiện bệnh, giảm số lượng và kích thước vết bệnh. Một số nghiên cứu khác chứng minh rằng, dinh dưỡng Silic cũng tăng cường sức đề kháng và chống chịu của cây chống lại bệnh héo xanh do vi khuẩn, bệnh Fusarium và bệnh thối rễ ở cây cà chua. Vì vậy, phân bón Silic có thể xem là một giải pháp tăng cường khả năng kháng nấm bệnh cây trồng.

Funo cung cấp sản phẩm CYTOSICA với thành phần Silic, Canxi, Magie nồng độ cao được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0911 3111 00 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.