BÓN PHÂN LÂN CHO KHOAI TÂY HIỆU QUẢ

Biên tập bởi Đoàn Mỹ DiệnĐăng 3 năm trước3,4920

Khoai tây là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Lâm Đồng, khoai tây là loại cây đặc sản của vùng đất ôn đới, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. 

Lân là loại dinh dưỡng quan trọng trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, tuy nhiên nhu cầu hấp thu lân ở khoai tây có những điểm khác biệt so với các loại cây trồng khác. Cùng Funo.vn tìm hiểu các điểm khác biệt này và lựa chọn chiến lược cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cây khoai tây nhé!

 

1.     Hấp Thu Phân Lân Ở Khoai Tây

Trái ngược với bắp, khoai tây được xem là cây phản ứng kém hiệu quả khi bón phân lân. Khoai tây có bộ rễ cạn, kém hiệu quả, đặc biệt là về khả năng hấp thụ lân.

Weaver (1926) nhận thấy củ khoai tây có mật độ rễ thấp, ít phân nhánh và cạn hơn các loại cây trồng khác.Tanner và cộng sự (1982) phát hiện phần lớn củ khoai tây nằm ở 60cm trên cùng từ mặt đất, với 90% là ở từ 25cm trong khi hầu hết rễ của những cây trồng khác thì đâm sâu hơn.

Ngoài ra khoai tây có ít lông rễ hơn hầu hết các loại cây trồng khác. Dechassa và cộng sự (2003) nhận thấy rằng khoai tây và cà rốt chỉ cho năng suất tối đa lần lượt là 16% và 4% khi trồng trong điều kiện lân rất thấp, trái ngược với bắp cải là 80%.

Hấp thu lân ở khoai tây

Khoai tây và cà rốt có tỷ lệ rễ/chồi rất thấp và quan trọng hơn là tỷ lệ lân hấp thu thấp do số lượng lông rễ thấp. Theo Yamaguchi (2002), nguyên nhân chính kiến khoai tây sử dụng lân không hiệu quả là do lông rễ chiếm khoảng 21% tổng khối lượng rễ so với 30-60% ở hầu hết các loài cây trồng khác.

Hơn nữa, hệ thống rễ của khoai tây có xu hướng suy giảm vào cuối vụ khi nhu cầu lân ở mức cao nhất, đây là một phản ứng trái ngược với nhiều loài khác tích luỹ lân tương đối sớm trong mùa sinh trưởng. Các nghiên cứu cho thấy khoai tây hấp thu phân lân trễ hơn so với phân đạmphân kali trong chu kỳ sinh trưởng.

Quá trình hấp thu lân diễn ra đều đặn trong suốt chu kỳ sinh trưởng nhưng sự hấp thu đạm sẽ ít dần kể từ sau giai đoạn 80 ngày sau khi mọc mầm. Đây là đặc điểm bất lợi đối với khoai tây, đặc biệt là do tính nhạy cảm của nó với các mầm bệnh có thể làm suy giảm bộ rễ và hệ thống mạch dẫn, tác động tiêu cực đến sự hấp thu và chuyển vị lân.

Thornton và cộng sự (2014) gợi ý việc nhân giống khoai tây có bộ rễ phát triển rộng và gia tăng số lượng lông rễ để tăng hiệu quả sử dụng phân đạm.

Các kết quả nghiên cứu và khuyến nghị liều lượng phân bón lân cho khoai tây trên toàn cầu thường cao hơn các loại cây trồng khác, thường là gấp đôi.

2.     Bón Phân Lân Cho Khoai Tây Hiệu Quả

Thời điểm bón phân lân

Phân lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của chồi và đặc biệt là rễ, đó là lý do tại sao cần cung cấp đủ lân trong giai đoạn đầu của vụ khoai tây.

Phần lớn sự hấp thu lân của khoai tây diễn ra trong giai đoạn tăng trưởng, từ 40 ngày sau khi nảy mầm và tiếp tục vào giai đoạn phát triển về sau. Sự hấp thu lân hàng ngày cao nhất cũng xảy ra ở giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng.

Thực tế khoai tây là loại cây trồng phát triển rễ kém và trong giai đoạn đầu thường phải đấu tranh để thiết lập mạng lưới rễ hiệu quả có khả năng tiếp cận nước và chất dinh dưỡng.

Vì vậy chọn thời điểm bón phân lân phù hợp với cách hấp thu chất dinh dưỡng này là điều cần thiết. Thời điểm bón phân bón tốt nhất là gần với thời điểm cây trồng yêu cầu, để hạn chế lượng lân bị đất giữ lại. Thường là bón ngay lúc trồng hoặc ngay sau khi trồng cây thay vì bón trước khi trồng.

Bón phân lân cho khoai tây

Loại phân lân 

Các loại phân lân truyền thống rất dễ tan trong nước, hoà tan nhanh chóng vào dung dịch đất, nơi chúng có thể trải qua các phản ứng hoá học trong đất mà sau này có thể hạn chế lượng lân sẵn có cho cây trồng (canxi, nhôm và sắt là những nguyên tố phổ biến nhất có khả năng “buột chặt” lân trong đất). Lân kết dính trong đất dưới dạng photphat sắt hoặc nhôm ở pH thấp hoặc canxi photphat ở pH cao hơn.

Các loại phân với đặc tính nhả chậm, giải phóng lân cần thiết trong thời gian cây trồng có nhu cầu hấp thu cao điểm do các đặc tính kích hoạt cây trồng đồng thời giảm thiểu rủi ro thất thoát và rửa trôi.

Kết hợp phân lân nhả chậm với phân bón lân hoà tan trong nước truyền thống là một chiến lược phù hợp với lượng dinh dưỡng sẵn có với nhu cầu của cây trồng trong suốt mùa vụ. Phân lân truyền thống sẽ cung cấp lượng lân sớm, rất quan trọng cho sự phát triển sớm của cây và bộ củ, phân nhả chậm sẽ được giải phóng trong thời gian hấp thu cao điểm và tạo chồi.

Vị trí bón phân

Thêm một vấn đề là phân lân tương đối bất động trong đất và phụ thuộc vào việc rễ có thể phát triển về phía nó chứ không phải là phân lân di chuyển qua đất vào rễ. Vì vậy việc cung cấp dinh dưỡng cũng cần đảm bảo cho phân ở gần vùng rễ cạn của cây khoai tây.

Kết luận:

  • Khoai cây sử dụng lân kém hiệu quả do đặc điểm của hệ thống rễ ngắn, có ít lông rễ.
  • Cung cấp lân cho khoai tây cần đáp ứng đủ nhu cầu trong suốt chu kỳ sinh trưởng, từ giai đoạn ban đầu để phát triển hệ thống rễ và đáp ứng nhu cầu lân ngày càng cao dần về cuối chu kỳ.
  • Sử dụng kết hợp phân lân hoà tan nhanh và phân lân nhả chậm để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cây cũng như giảm thiểu thất thoát.
  • Bón phân lân gần khu vực phát triển rễ vì lân ít di động và hệ thống rễ của khoai tây không ăn sâu.

Công ty TNHH Funo biên tập