Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

Biên tập bởi FUNO VietnamĐăng 3 năm trước12,2850

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật là hóa chất phổ biến và quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, lạm dung hoặc sử dụng không đúng cách thuốc Bảo Vệ Thực Vật gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe con người. Cùng Funo.vn tìm hiểu cách nhận biết mức độ độc hại và các khuyến cáo sử dụng trên bao bì sản phẩm để đảm bảo an toàn cho bà con nông dân nhé!

1. Thuốc Bảo Vệ Thực Vật là gì?

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật (BVTV) là một tác nhân hóa học được sử dụng để tiêu diệt hoặc kiểm soát bệnh hại. Thuốc BVTV là tên gọi chung của nhiều loại hóa chất, bao gồm: thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt loài gặm nhấm, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, chất diệt khuẩn và các hóa chất tương tự.

Đặc biệt, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

2. Phân loại thuốc Bảo Vệ Thực Vật

a. Phân loại theo mục đích sử dụng

Nhóm các chất trừ sâu, nhện, ốc sên, trừ côn trùng gây hại

Nhóm các chất trừ nấm, bệnh, vi sinh vật gây hại

Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng

Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm

b. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất

Thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ: Clo, phospho, cacbamat, nitro, dẫn xuất của urê

Thuốc BVTV có nguồn gốc vô cơ: đồng, lưu huỳnh, thuỷ ngân

c. Phân loại theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại

- Thuốc BVTV tác dụng vị độc: thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu hoá của côn trùng, chuột, chim,...

- Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc: Thuốc trừ sâu tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua biểu bì da để tiêu diệt.

- Thuốc BVTV tác dụng xông hơi: thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.

- Thuốc BVTV tác dụng nội hấp: thuốc xâm nhập và di chuyển trong cây để tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc. Trong cây, thuốc có thể di chuyển theo 2 chiều là hướng ngọn và hướng rễ.

d. Phân loại nhóm độc theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).

Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

Ghi chú: LD50 là liều gây chết trung bình dùng để chỉ liều lượng của thuốc BVTV qua đường miệng hoặc qua da, có thể làm chết 50 % số cá thể (chuột).  Đơn vị của liều gây chết trung bình được tính bằng miligam (mg) hoạt chất /kg động vật. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.

Có thể nhận biết tính độc của thuốc bảo vệ thực vật theo dấu hiệu màu trên bao bì thuốc như sau:

- Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc (code PMS red 199C)

- Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình(code PMS yellow C)

- Vạch màu xanh trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, thuộc loại ít độc, Băng màu xanh da trời (code PMS blue 293 C)

- Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc, rất nhẹ, (code PMS green 347 C)

Đối với nhóm độc loại 1 (vạch đỏ) thường là các loại thuốc diệt cỏ, trừ động vật bậc cao như chuột, sóc,….Ở Việt Nam đã cấm sử dụng loại này.

Đối với thuốc độ độc loại 2 (vạch vàng) thường là các loại thuốc diệt cỏ; trừ sâu hóa học; trừ bệnh hóa học có nồng độ cao. Loại thuốc này thường được sử dụng ở diện tích rộng, cách ly thu hoạch dài ngày và chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đối với các loại thuốc có vạch vàng nên sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc vì rất dễ gây ảnh hưởng đến da, mặt, mẫn cảm.

Thuốc có độ độc loại 3 và 4 thường là các dòng thuốc có mức độ độc nhẹ; thuốc sinh học; thuốc chiết xuất từ thảo mộc có mức độ độc thấp có thể sử dụng trong hộ gia đình; rau sạch, hoa kiểng.

Giải pháp an toàn nhất là chúng ta nên sử dụng các dòng kích kháng sinh học giúp tăng sức đề kháng cây trồng chống lại các loại nấm bệnh như: Sử dụng kích kháng sinh học CYTOFOSS 95PK, Multi Protek; AgriFos 400;… Sử dụng thường xuyên giúp cây hạn chế nấm bệnh tấn công.

3.   Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc Bảo Vệ Thực Vật (theo quy định của Việt Nam)

Thuốc BVTV giúp con người bảo vệ mùa màng khỏi côn trùng, mầm bệnh, chuột,… nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vì vậy, hiểu các cảnh báo về mức độ độc trên nhãn chai là điều vô cùng quan trọng.

Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

4.      Một số ký hiệu trên bao bì, nhãn mác của thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Để bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV, bà con nông dân nên tuân theo các khuyến cáo và cảnh báo in trên bao bì như sau:

Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với sNhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với s

5. Tác hại của thuốc của thuốc Bảo Vệ Thực Vật đối với con người và môi trường

Việt Nam có hơn 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật và trên 300 trường hợp tử vong mỗi năm (theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam). Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xảy ra khi sử dụng thuốc không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Lạm dụng thuốc BVTV gây dư lượng trên nông sản làm ngộ độc người tiêu dùng. Người nông dân là người chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp bởi những chất độ này.

Bệnh nhân nhiễm độc cấp tính có biểu hiện: mệt mỏi, ngứa da, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt, khô họng, mất ngủ, tăng tiết nước bọt, yếu cơ, chảy nước mắt, sảy thai, nếu nặng có thể gây tử vong.

Bệnh nhân nhiễm độc mãn tính do tích lũy dần dần trong cơ thể, có nguy cơ kích thích các tế bào ung thư phát triển; ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); bệnh thần kinh nếu ở thể nhẹ cũng xanh bủng mất ngủ, mỏi cơ, mỏi khớp, suy gan, rối loạn tuần hoàn, suy giảm miễn dịch.

Ô nhiễm môi trường: Lượng thuốc bảo vệ thực vật khi phun ra bị rơi vãi khoảng 50% gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Thuốc BVTV không những tiêu diệt côn trùng gây hại mà còn tiêu diệt cả những côn trùng có lợi cho cây trồng. Sử dụng hóa chất trong thời gian dài, sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc ở những loài côn trùng có hại, từ đó người nông dân bắt buộc tăng nồng độ thuốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, môi trường.

Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

Tổng hợp

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật giúp người nông dân nâng cao năng suất, bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên cũng gây ra những hoặc quả đáng tiếc thậm chí tử vong, đặc biệt là người nông dân. Nhận biết mức độ độc hại của thuốc Bảo Vệ Thực Vật qua nhãn mác là kiến thức cơ bản và cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0911.311.100 để được giải đáp ngay nhé! Funo.vn chúc bà con nông dân mùa màng bội thu.