Thanh long đang là một trong những loại trái cây xuất khẩu có giá trị cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, giữa điều kiện bối cảnh sản xuất trong nước đang có nhiều khó khăn, để có được những trái thanh long đạt chuẩn yêu cầu xuất khẩu không phải điều dễ dàng gì. Trong đó, kỹ thuật bón phân cho cây chính là một trong những chìa khóa quan trọng góp phần tăng năng suất và chất lượng thanh long sau thu hoạch. Hãy cùng FUNO.vn tìm hiểu chi tiết kỹ thuật bón phân cho cây thanh long ra trái, đạt năng suất cao là gì nhé!
Đặc điểm nông học của cây thanh long
Thanh long là một loại cây ăn trái thuộc họ xương rồng vì thế, nó đặc biệt thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới và khả năng chịu hạn tốt. Nhiệt độ thích hợp nhất để thanh long phát triển là 21 – 29 độ C, nhiệt độ tối đa khoảng 38 – 40 độ C với lượng mưa từ 800 – 2000mm/năm. Đây là một loại cây khá đặc biệt vì chịu ảnh hưởng của quang kỳ và ra hoa trong điều kiện ngày dài.
Thanh long được xếp vào loại cây lâu năm và có thời gian sinh trưởng quanh năm chứ không theo một mùa nhất định như các loại cây ăn quả khác như cam, quýt, chôm chôm, nhãn,… Ngoài vụ chính cây tự ra hoa, bạn có thể dễ dàng điều khiển cây ra hoa bằng cách xử lý chiếu sáng vào ban đêm.
Cây thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phèn, đất phù sa nhiều dinh dưỡng cho đến đất xám bạc màu, với độ pH thích hợp từ 5.5 – 6.5. Mật độ trồng cây tốt nhất nên là 1000 – 1200 trụ/ha để đảm bảo cây có đủ lượng ánh sáng và không gian phát triển cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu trồng hai giống thanh long chính là thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Với hương vị thơm mát, ngọt dịu đầy ngon miệng, thanh long đã và đang là loại trái cây xuất khẩu có giá trị lớn ở nước ta với tổng số lượng xuất khẩu mỗi năm lên đến hàng trăm nghìn tấn.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long theo từng giai đoạn phát triển
Hiện vẫn chưa có những thí nghiệm cụ thể nào về nhu cầu phân bón cho cây thanh long trên các loại đất khác nhau. Theo kinh nghiệm của nhà nông và các chuyên gia phân tích, lượng phân bón nên thay đổi theo độ tuổi, giai đoạn phát triển và sản lượng mà cây đã cho vào mùa thu hoạch trước.
Giống như tất cả những loại cây ăn quả khác, đạm, lân và kali là 3 yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của thanh long. Trong đó, đạm tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây và kiến tạo năng suất; lân thúc đẩy quá trình quang hợp và kích thích bộ rễ phát triển; kali giúp đồng hóa cacbon, hình thành protein, vận chuyển đường,…
Bên cạnh đó, cây thanh long cũng cần phải được bổ sung một số nguyên tố trung lượng khác như canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, sắt, mangan, bo,…
Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long ra trái, đạt năng suất cao
Cách bón phân cho cây thanh long sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi vùng miền, đặc điểm khí hậu, tính chất đất đai. Tuy nhiên, nhìn chung người nông dân nên tuân thủ quy trình sau:
• Bón lót:
Bà con có thể bón 15 – 20kg phân hữu cơ hoai mục hoặc 1 – 1,5kg super lân và thêm một ít vôi tùy thuộc vào từng loại đất quanh trụ. Sau đó, bạn nên tụ rơm và tưới nước để giữ ẩm cho cây.
• Giai đoạn cây con:
Vào năm 1, mỗi lần bón phân cho cây thanh long, bà con chỉ nên bón từ 0.3 – 0.5kg/trụ. Vào năm 2 khi cây đã lớn, bà con có thể gia tăng lượng phân bón nhiều hơn khoảng 0.5 – 1kg/trụ và cách 1 tháng bón một lần.
• Giai đoạn kinh doanh:
Thường là từ năm 3 trở đi, bà con căn cứ vào số lần cây cho quả để bón phân hợp lý. Tổng lượng phân bón trung bình mỗi năm từ 30 – 40kg phân hữu cơ hoai mục, 1.2kg ure, 3.5kg supe lân, 0.85kg KCl.
Trên đây là những chia sẻ của FUNO.vn về kỹ thuật bón phân cho cây thanh long, hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bà con nhiều thông tin hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline 0911.311.100.