Kỹ thuật trồng cây Thanh Long đạt năng suất cao

Biên tập bởi FUNO VietnamĐăng 2 năm trước4,0440

Kỹ thuật trồng cây thanh long đạt năng suất cao, bài viết tổng hợp kiến thức nhằm giúp Người trồng Thanh long nâng cao kiến thức, tham khảo các cách trồng khác nhau.

1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY THANH LONG

Cây thanh long có dạng thân leo, có rễ khí sinh, bám vào cây to hoặc trên bờ tường. Quả to hình trái xoan, nặng bình quân 300-500g. Quả thanh long có vị ngọt, mát, mềm, hơi chua, có chất bổ máu, có giá trị xuất khẩu, năng suất bình quân 10 tấn quả/ha/vụ

2. CHỌN GIỐNG THANH LONG

Kỹ thuật trồng cây thanh long quan trọng nhất là khâu chọn giống. Đối với cây thanh long, cây giống cũng là yếu tố quan trọng cần đảm bảo:

- Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

- Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ quá trình xử lý: tên người xử lý, mục đích xử lý, hom giống, thời gian và thuốc BVTV sử dụng…

- Giống không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ: tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại….

- Cành được chọn giâm phải là cánh tốt, khỏe

- Cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế sâu bệnh

- Tuổi cành 12-24 tháng

- Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50cm

- Cành khỏe mạnh, có màu xanh đậm, không nhiễm bệnh

- Các mắt trên cành có gai phải tốt

- Khi giâm cành phải chọn nơi thoáng mát có thời gian trước đó 20-30 ngày trước khi trồng.

(A) Hom thanh long chuẩn bị trồng; (B) Hom thanh long được trồng vào bầu.

giong-cay-thanh-long.png

3. CÁC GIỐNG THANH LONG TẠI VIỆT NAM

Thanh long ở Việt Nam có ba giống. Dạng quả tròn, quả dài, quả chôm chôm (quả nhỏ). Dạng quả tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, nhất là chế độ ánh sáng và chế độ chăm sóc. Thanh long Việt Nam là loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng hom. Có hai giống ruột đỏ và ruột vàng, hiện đang trồng và theo dõi, sức sinh trưởng của hai giống mới nhập yếu hơn. Giống ruột đỏ và ruột vàng có quả nhỏ hơn và vỏ dày hơn.

4. ĐẤT VÀ THỜI VỤ TRỒNG.

Đất trồng

Kỹ thuật trồng cây thanh long  cũng không có gì là khó bởi đặc tính sinh trưởng của cây Thanh Long dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xấu, khô cằn, đất cát mặn, đồi, ruộng không ngập nước, nơi có nguồn nước tưới…Tiêu biểu như vùng đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn và phù sa (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)… Tuy nhiên, Bình Thuận là địa phương tỏ ra là vùng trồng thích hợp nhất.

Thời vụ trồng

Tùy theo từng địa phương, có thể trồng vào đầu vụ xuân hoặc cuối vụ mưa. Tuy nhiên, cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới nên chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh, vì thế cần ủ ấm cho cây vào mùa đông.

5.CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG THANH LONG

Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu. Thanh long phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5-2m), thoát nước tốt, không có bão và hệ thống đê bao chống lũ.

- Đất cao.

Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ. Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 - 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng hoặc phân bón gốc NPK rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

- Đất thấp

Chiều cao mặt líp so với mặt nước trong mương độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp nhất là ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực trước khi xuống giống.

6. MẬT ĐỘ TRỒNG THANH LONG

Khoảng cách trồng: (3 x 3 x 3.5)m, hố đào sâu 20cm, rộng 20-30 cm, trồng 4-5 hom giống thanh long/trụ, độ dài hom giống 60-80cm.

Cây làm trụ 2.8 m, đường kính 15 cm, cọc có thể bằng xi măng hoặc bằng gỗ, trên đầu cọc cần phải làm giàn chữ thập cho cây bò. Sau khi trồng, cần ủ rơm rạ, rác mục và tưới nước xung quanh gốc.

Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thích hợp hơn cho cây phát triển.