ĐẠM AMONI GÓP PHẦN TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHỐNG BỆNH ĐỐM VI KHUẨN CÀ CHUA

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 3 năm trước3,6070

Cà chua mẫn cảm với nhiều loại bệnh khác nhau. Bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua là một trong những loại bệnh nguy hiểm và phổ biến trên loại nông sản đầy giá trị dinh dưỡng này.

1.      Bệnh đốm vi khuẩn ở cà chua là gì?

Bệnh đốm đen vi khuẩn cà chua gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. Tomato

Các triệu chứng gây hại của bệnh này là:

  • Bệnh đốm vi khuẩn gây ra những vết đốm có màu nâu hoặc màu đen trên lá, đôi khi có viền lá úa bao quanh. Đốm lá có thể hình tròn hoặc hình góc cạnh, đường kính trung bình 3-5 mm.
  • Đốm do vi khuẩn gây ra có thể được nhìn thấy ở cả mặt trên và mặt dưới của lá. Bao xung quanh đốm này thường là các quầng vàng. Khi bệnh nặng, các đốm liên kết lại với nhau tạo thành các vết bệnh lớn gây hoại tử lá.
  • Trên trái, triệu chứng của bệnh này xuất hiện thành từng đốm nhỏ, có đường kính bé hơn 3 mm, và thường nổi trên bề mặt trái. Các đốm trên quả chín có thể bị trũng xuống và được bao quanh bởi một vùng chậm chín.

2.      Đặc điểm phát triển của bệnh

Vi khuẩn Pseudomonas syringae gây bệnh đốm cà chua sinh sản bằng bào tử. Mầm bệnh tồn tại trong tàn dư cây trồng. Mầm bệnh không phải bắt nguồn từ đất, nhưng có thể tồn tại trong đất lên đến 30 tuần.

Bào tử vi khuẩn gây bệnh được phát tán bởi không khí và nước mưa. Bệnh đốm vi khuẩn cà chua thích hợp phát triển ở ẩm độ 80% và nhiệt độ từ 18-24oC.

Mầm bệnh xâm nhập vào cây thông qua khí khổng hoặc các vết thương trên lá. Khi bệnh lây nhiễm trên quả có thể dẫn đến nhiễm trùng hạt. Cây con từ hạt bị nhiễm bệnh là một nguồn lây nhiễm phổ biến.

đạm amoni (NH4+) tăng khả năng chống lại bệnh đốm vi khuẩn cà chua

3.      Các biện pháp phòng ngừa

Vì bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua bắt nguồn từ hạt giống bị nhiễm khuẩn. Thế nên việc lựa chọn hạt giống chất lượng, không mầm bệnh và có khả năng kháng lại vi khuẩn Pseudomonas syringae là những ưu tiên hàng đầu. 

Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ và đốt sạch toàn bộ tàn dư cây trồng nhiễm bệnh.

Sử dụng lớp phủ bề mặt để tránh cho đất nhiễm mầm bệnh từ cây.

Thường xuyên luân canh cây cà chua với các loại cây trồng khác không bị nhiễm bệnh đốm vi khuẩn.

Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để giảm tình trạng bào tử theo nước tưới văng lên lá và phát tán bệnh.

Cách phổ biến nhất để kiểm soát mầm bệnh này là phun thuốc diệt khuẩn bằng hợp chất đồng hoặc kim loại nặng khác có thể kết hợp với thuốc diệt nấm streptomycin.

đạm amoni (NH4+) tăng khả năng chống lại bệnh đốm vi khuẩn cà chua

4.      Sử dụng đạm đối với cây cà chua bị bệnh đốm vi khuẩn

Nghiên cứu của Viện Di truyền Thực vật và Nghiên cứu Cây trồng ở Đức đã chỉ ra rằng việc bổ sung dinh dưỡng amoni (NH4+) cho cây cà chua có thể tăng khả năng chống lại vi khuẩn Pseudomonas syringae thông qua kích hoạt hệ thống thích nghi (SAA).

Hệ thống thích nghi (SAA) đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và ngăn ngừa tác hại liên quan đến những thay đổi môi trường. Các cây được bổ sung NH4+ kích hoạt hệ thống thích nghi (SAA) và các phản ứng phòng vệ chống lại P. syringae thông qua sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất sơ cấp.

Nồng độ cuối cùng của đạm trong các mẫu thí nghiệm là 10 mM. Trong đó các cây đối chứng chứa 10 mM KNO3 và các cây đã xử lý NH4+ là 5 mM (NH4)2SO4.

Cây được bón NH4+ làm tăng hàm lượng Zn, S, P và Mn trong mô. Sự tích tụ của Mn có thể đóng một vai trò trong việc bảo vệ cây trồng, đặc biệt là trong việc giải độc ROS. ROS hoạt động như một tín hiệu khi cây trồng bị tấn công bởi yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, ROS gây ra những tổn thương tế bào. Các enzym chống oxy hóa sẽ loại bỏ chất này. Nguyên tố Mn là thành phần của enzym chống oxy hóa. Do đó, Mn tăng khả năng thích nghi và chịu đựng các tác nhân gây hại cho thực vật.

Sự gia tăng đáng kể các axit amin như: Arg, Gln, Asn, Lys, Tyr, His và Leu khi cây được bón đạm NH4+. Hàm lượng Asn, Lys, Arg và Gln cao trong lá của cây cà chua tham gia vào quá trình kháng P. syringae. Các axit amin này có vai trò trong các phản ứng miễn dịch của thực vật. Ví dụ, quá trình dị hóa Lys tạo ra axit pipecolic, có tác dụng kiểm soát hệ thống sức đề kháng (SAR) và bảo vệ thực vật.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đạm NH4+  tạo ra sức đề kháng chống lại P. syringae bằng cách tăng cường sự tích tụ H2O2 hoạt động như một tín hiệu và kích hoạt hệ thống thích nghi (SAA).

Vậy, việc bổ sung đạm amoni (NH4+) cho cây cà chua có thể tăng khả năng chống lại vi khuẩn Pseudomonas syringae.

Dịch thuật và tổng hợp bởi Công ty TNHH Funo