QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐẠM CHO CÂY TRỒNG

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước3,7110

Đạm (nitơ) rất quan trọng vì nó là thành phần chính của diệp lục, các axit amin cấu tạo nên protein, vật liệu di truyền như DNA và là thành phần của các chất truyền năng lượng trong quá trình trao đổi chất,... Đạm là yếu tố then chốt để đạt được năng suất tối ưu. 

1. Nguồn đạm trong đất


Đạm trong đất tồn tại ở 3 dạng: hợp chất nitơ hữu cơ, ion amoni (NH₄⁺) và ion nitrat (NO₃⁻). Khoảng 95 - 99 % đạm có sẵn trong đất ở dạng hữu cơ, trong xác thực vật và động vật hoặc trong các sinh vật sống trong đất. Nguồn đạm này không được cây trồng hấp thu một cách trực tiếp mà phải qua quá trình chuyển hóa của vi sinh vật tạo thành NH4+ hoặc NO3-. Đa số phân bón sẽ cung cấp đạm cho cây ở hai dạng ion này.


2. Chu trình chuyển hóa đạm trong đất


Đạm trong môi trường tồn tại ở nhiều dạng khác nhau bao gồm: nitơ hữu cơ, amoni (NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), dinitơ monoxit (N2O), nitric Oxit (NO) hoặc khí nitơ (N2). Quá trình chuyển hóa đạm sẽ biến đổi đạm từ dạng này sang dạng khác.


a. Quá trình cố định đạm


Là quá trình biến đổi nitơ tự do (N2) trong khí quyển thành amoni (NH4+) hoặc nhiều hợp chất khác.


b. Quá trình amoni hóa


Quá trình amoni hóa hay khoáng hóa là khi thực vật hoặc động vật chết đi được vi khuẩn hoặc nấm chuyển đổi đạm trong xác của chúng thành amoni (NH4+).


c. Quá trình nitrat hóa


Trong giai đoạn nitrat hóa, amoni (NH4+) bị oxy hóa thành nitrit (NO2–) và cuối cùng chuyển thành nitrat (NO3-).

Quản lý dinh dưỡng đạm cho cây trồng
d. Quá trình khử nitrat hóa


Trong điều kiện môi trường đất kỵ khí như ngập nước, quá trình chuyển hóa nitrat thành khí nitơ (NO3- → N2) gọi là quá trình phản nitrat hóa. Điều này dẫn đến thất thoát đạm trong đất gây lãng phí.

Quản lý dinh dưỡng đạm cho cây trồng
3. Nhu cầu đạm của thực vật


Thực vật hấp thụ đạm từ đất dưới dạng ion NH₄⁺ và NO₃⁻, nhưng do quá trình nitrat hóa diễn ra phổ biến trong đất nên phần lớn đạm được sử dụng dưới dạng nitrat. Hầu hết thực vật lấy đạm từ đất liên tục trong suốt vòng đời của chúng và nhu cầu đạm thường tăng lên khi cây trồng lớn lên. Cây thiếu đạm thường nhỏ và phát triển chậm, lá màu lục nhạt hoặc hơi vàng vì thiếu chất diệp lục.

Mặt khác, một số thực vật có thể phát triển nhanh chóng khi được cung cấp quá nhiều đạm. Những cây như vậy thường khá yếu và có thể dễ bị tổn thương cơ học.


4. Quản lý và sử dụng phân đạm hiệu quả


Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng khoảng 40-60% lượng đạm bị thất thoát vào môi trường. Đây là một sự lãng phí rất lớn cho người nông dân, chúng ta có thể giảm thiểu những thiệt hại này bằng một số biện pháp sau. 


Trước khi cung cấp đạm cho cây, cần xác định các yếu tố sau:


- Nhu cầu đạm của từng loại cây vào từng thời điểm. Cây cần lượng đạm cao nhất trong giai đoạn phát triển mạnh nhất. Ví dụ, với lúa là vào thời kỳ đẻ nhánh, với ngô là thời kỳ vươn đốt, các cây họ đậu có nhu cầu đạm thấp, lượng đạm này nên tập trung vào lúc cây còn non chưa kịp hình thành nốt sần.

- Năng suất mục tiêu cũng phụ thuộc rất lớn vào lượng đạm cung cấp cho mùa vụ đó. Năng suất càng cao thì lượng đạm cần bón càng nhiều.

- Kiểm tra độ ẩm của đất, dự báo thời tiết để bón phân đúng thời điểm.

- Tránh bón lượng đạm nồng độ cao ở dạng phân đơn vì dễ gây ngộ độc cho cây và thất thoát dinh dưỡng. Nên chia nhỏ để bón nhiều lần và điều chỉnh tỷ lệ phù hợp theo lượng mưa và nhiệt độ.

Quản lý dinh dưỡng đạm cho cây trồng
Phân đạm thường dễ bị bay hơi hoặc rửa trôi trong các trường hợp sau đây:


- Tránh bón phân cho đất ngập nước có nhiệt độ > 10oC

- Tránh xới đất trong điều kiện ẩm ướt

- Vào mùa hè, tránh bón phân urê sau khi tưới vì điều này làm năng tổn thất dưỡng chất do bay hơi.

- Giảm thiểu thời gian nghỉ của đất giữa các mùa vụ, đặc biệt ở vùng có lượng mưa lớn hoặc cây trồng được tưới nhiều nước.

Vì vậy, bà con cần lưu ý những điều trên để đạt năng suất và chi phí tốt nhất.

Dịch thuật và tổng hợp bởi Công ty TNHH Funo