Khoai lang vốn là món ăn dân dã và quen thuộc của người dân Việt Nam. Đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng khá cao, giúp ngăn ngừa ung thư, giảm béo, đẹp da, thanh nhiệt, giải độc gan… Hiện nay, khoai lang là cây lương thực thiết yếu thứ bảy trên thế giới. Dinh dưỡng Kali (K) là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Khoai lang là cây lương thực quan trọng với nhu cầu Kali cao. Cùng Funo.vn tìm hiểu vai trò của Kali đối với sự tích lũy dinh dưỡng trong củ khoai lang.
Thí nghiệm được thiết kế gồm sáu tỷ lệ K2O: 0 (cây đối chứng); 75; 150; 225; 300 và 375 kg K2O/ha dạng Kali Sunfat. Phân bón đa lượng khác gồm: 150 kg N/ha (urê) và 75 kg P2O5/ha (Supe lân).
Phân Kali giúp tăng khả năng quang hợp của lá
Tốc độ quang hợp của lá được đánh giá thông qua các yếu tố: tỷ lệ quang hợp thực (Pn), độ dẫn khí khổng (gs) và nồng độ CO2 trong tế bào (Ci). Khi tỷ lệ Kali tăng thì các chỉ số trên đều tăng, cho thấy hoạt động quang hợp tốt hơn so với khi không có Kali. Giá trị quang hợp cao nhất khi nồng độ phân bón từ 150–225 kg/ha. So với nghiệm thức không có Kali, tỷ lệ 225 kg/ha cải thiện tỷ lệ quang hợp thực lên đến 25%. Nhưng nếu nồng độ Kali quá cao (375 kg/ha) thì các chỉ số quang hợp đều giảm xuống.
Phân Kali giúp tăng khả năng tích lũy sinh khối ở củ
Năng suất củ khoai lang phụ thuộc vào số lượng củ và trọng lượng tươi của củ trên mỗi cây, và có liên quan chặt chẽ đến sự tăng trưởng, phát triển và phân bố tinh bột ở củ. Vai trò của phân bón Kali đối với năng suất của củ chủ yếu do tăng cường sản xuất sinh khối.
Sinh khối cây trồng khi bón phân Kali 225–300 kg/ha các nghiệm thức đối với tăng lên đến 47% so với cây không bón Kali.. Điều này là do tốc độ tích lũy sinh khối nhanh hơn (15–21%) và thời gian tích lũy sinh khối kéo dài hơn (3,8–5,3 ngày) so với cây không có Kali.
Đối với cây trồng không bón Kali hoặc ở nồng độ 375 kg/ha thì thời gian tích lũy sinh khối ngắn nhất và tốc độ tích lũy sinh khối thấp nhất.
Phân Kali không chỉ giúp gia tăng sản xuất sinh khối, mà còn tăng tỷ lệ phân bố sinh khối đến củ. So với nghiệm thức không có Kali, tỷ lệ tích lũy dinh dưỡng ở củ khi cây được bón 225–300 kg/ha đã tăng 46–48%.
Phân Kali giúp tăng khả năng tổng hợp tinh bột ở củ
Tinh bột là dạng cacbon chính trong củ, chiếm khoảng 50–80% sinh khối khô của củ. Bón phân hợp lý rất quan trọng để thu được năng suất tinh bột cao. Tinh bột được tổng hợp bằng cách phân hủy các sản phẩm sucrose trong tế bào chất.
Sự chuyển đổi từ đường sucrose thành tinh bột được điều chỉnh bởi một số enzym quan trọng như: sucrose phosphate synthase (SPS); invertase; sucrose synthase (SuSy); ADP-glucose pyrophosphorylase (AGPase); starch synthase (SSS) và starch branching enzyme (SBE). Hoạt động của các enzym SPS, SuSy, AGPase, SSS và SBE tỷ lệ thuận với tổng lượng tinh bột tích lũy.
So với nghiệm thức không sử dụng Kali, bổ sung dinh dưỡng Kali đã tăng cường tích lũy tinh bột khoảng 11–21%. Điều này là do Kali làm tăng tích lũy tinh bột bằng cách tăng cường tổng hợp và hoạt động của các enzyme trong quá trình chuyển hóa đường sucrose thành tinh bột. So cây đối chứng, cây được cung cấp Kali đã tăng cường hoạt động của AGPase, SSS và SBE lần lượt là 19–110%, 13–144% và 9–26%.
Kết Luận
Năng suất khoai lang được cải thiện đáng kể khi cung cấp phân Kali tỷ lệ 225-300 kg/ha. Dinh dưỡng Kali tăng cường tích lũy sinh khối của rễ và tổng hợp tinh bột. Tuy nhiên, khi ở nồng độ Kali cao (375 kg/ha) làm giảm đáng kể năng suất củ.