Phân biệt các loại phân bón Kali và lưu ý khi sử dụng

Biên tập bởi Đăng 3 năm trước4,8730

Các giống cây trồng này đòi hỏi hàm lượng Kali lớn để đáp ứng mục tiêu sản lượng và chất lượng nông sản. Vì vậy, bổ sung Kali đủ và đúng cho cây trồng là rất quan trọng. Cùng chúng tôi khám phá các loại phân bón Kali phổ biến hiện nay, và đồng thời bỏ túi những lưu ý quan trọng khi sử dụng phân bón Kali để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

3 loại phân bón Kali phổ biến nhất hiện nay

  • Phân bón Kali Clorua (KCL)

Đây là loại phân bón Kali phổ biến nhất thị trường vì giá cạnh tranh, sử dụng được cho các loại cây trồng và các loại đất. Phân bón Kali Clorua hiện nay có 2 loại: Kali bột và Kali miếng. Phân bón Kali Clorua hòa tan nhanh trong nước đất. K⁺ được giữ lại trên các hạt keo đất trao đổi tích cực cation của đất sét và chất hữu cơ. Phần CL⁻ dễ dàng di chuyển trong nước. Một lớp đặc biệt tinh khiết của Kali clorua có thể được hòa tan cho các dạng phân bón lỏng hoặc được áp dụng thông qua hệ thống tưới.

  • Phân bón Kali Sulphate (K2SO4)

Do thói quen sử dụng của bà con là hoà nước tưới mà phân bón Kali Sulphate (K2SO4) thường có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Kali Sulphate có công dụng kích hoạt phản ứng Enzim, tổng hợp Protein cấu thành tinh bột và đường, đồng thời kích thích sinh trưởng và phát triển cây trồng.  Kali Sulphate nhìn chung giá thành cao hơn Kali Clorua nên được sử dụng ở một số loại cây trồng giá trị kinh tế cao, bón vào giai đoạn trước thu hoạch.

phan-bon-kali-la-gi.jpg

  • Phân bón Kali kết hợp các nguyên tố trung - vi lượng khác

Để phục vụ cho xu hướng canh tác hạn chế tối đa hàm lượng phân bón hoá học, bổ sung khoáng chất nhiều hơn cho đất mà các nhà sản xuất phân bón Kali đã phát triển nhiều loại phân bón Kali kết hợp cùng các nguyên tố trung - vi lượng như: Phân bón Kali Magie, phân bón Kali Silic,... Trong đó nổi bật có sản phẩm phân bón Kali Potash đánh giá cao nhất bởi Kali Potash kết hợp bổ sung nhiều loại khoáng chất: Magie, SO3, CaO, và các nguyên tố trung - vi lượng khác; đặc biệt nó phù hợp cho cây ăn trái có múi, giúp tăng mùi thơm cho quả, chống sượng và xốp quả.

Các lưu ý quan trọng khi bón phân Kali

Bón kali lâu năm dễ làm cho đất trở nên chua do có các ion K+, Cl-, SO4- được giải phóng khi bón, kết hợp với ion H-, H+ do khí phản ứng giữa khí CO2 và nước trong đất tạo thành các acid gây đất chua.

Không sử dụng phân Kali Clorua (KCL) cho đất mặn vì đây là loại đất có nhiều Clo, và các loại cây không ưa Clo như thuốc lá, cà phê, chè, cây hương liệu,…

Phối hợp sử dụng hợp lý Kali với vôi và các loại phân bón khác. Các loại phân bón Kali đều có thể sử dụng cả trong giai đoạn bón lót chứ không chỉ riêng mỗi giai đoạn bón thúc.

Các lưu ý quan trọng khi bón phân Kali

Bà con cần tìm hiểu rõ loại đất của mình để xác định đúng hàm lượng phân Kali cần sử dụng. Thiếu Kali khiến lá dễ héo rũ và khô, cây trồng chậm phát triển, nông sản kém chất lượng. Bón Kali quá nhiều gây teo rễ. Dư Kali trong thời gian dài làm cho mất cân đối với natri, magie trong đất. Trong trường hợp đó, bà con cần bổ sung các nguyên tố vi lượng để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong đất.

Để đáp ứng nhu cầu nâng cấp chất lượng cây trồng, Công Ty TNHH Funo ra đời. Với kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia của chúng tôi thật sự hiểu cây trồng của bạn cần những gì. Funo không đơn thuần là đơn vị cung cấp phân bón, mà chúng tôi còn giúp bạn đưa ra các giải pháp mang đến một mùa màng bội thu. 

Vậy bạn còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với Funo để được tư vấn chi tiết nhất, đồng thời theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về kỹ thuật chăm sóc cây trồng.