PHÂN NPK TE LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG PHÂN NPK TE ?

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước18,9750

Để phục vụ cho nhu cầu canh tác của bà con, các sản phân bón ngày càng đa dạng. Trong đó, phân NPK TE xuất hiện ngày càng phổ biến trên thị trường. Vậy phân NPK TE là gì? Phân NPK TE và phân NPK khác nhau ở điểm nào? Cùng Funo.vn tìm hiểu phân bón NPK TE nhé!

1. Phân NPK TE là gì?

NPK là ký hiệu viết tắt của các nguyên tố dinh dưỡng được cây trồng sử dụng nhiều nhất (nguyên tố đa lượng). Trong đó:

  • N là ký hiệu của dinh dưỡng đạm
  • P là ký hiệu của dinh dưỡng lân
  • K là ký hiệu của dinh dưỡng Kali. 

TE trong phân NPK là từ viết tắt của “Trace Elements” để chỉ các nguyên tố vi lượng. Phân vi lượng gồm có 6 dưỡng chất chính là kẽm (Zn), bo (B), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), molipden (Mo). Nguyên tố vi lượng thường được đo lường bằng đơn vị ppm hoặc tỷ lệ %. 

Vậy, phân NPK TE là phân bón đa lượng có bổ sung các loại vi lượng. Tùy loại phân NPK sẽ chứa một vài hoặc đầy đủ các nguyên tố vi lượng trên.

2. Tại sao nên sử dụng phân NPK TE?

Dinh dưỡng vi lượng có vai trò quan trọng đối với cây trồng. Nguyên tố vi lượng có vai trò trong quá trình sinh lý, sinh hóa và sự tổng hợp các hợp chất chính trong cây,… Tuy nhiên, cây cần lượng rất ít các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng nguyên tố vi lượng trong cây thường dưới 0,001%. Nhà nông nên sử dụng phân NPK kết hợp vi lượng (phân NPK TE) để tiết kiệm công sức bón phân vừa hạn chế ngộ độc vi lượng cho cây trồng.

Xem thêm: Vai trò của phân bón trung vi lượng đối với cây trồng

                  Một số sản phẩm vi lượng các bạn nên lựa chọn cho cây trồng

3. Các dạng vi lương trong phân NPK TE phổ biến trên thị trường

Nguồn nguyên liệu cung cấp vi lượng trong sản xuất phân bón NPK có chứa vi lượng (NPK TE) có hai dạng phổ biến là vi lượng vô cơ và vi lượng chelate.

a. Vi lượng Chelate

Định nghĩa: là dạng vi lượng được gắn với phức hữu cơ có hình càng cua. Một số dạng Chelate như: EDTA, DTPA, EDDHA,.. Trong đó dạng EDTA được sử dụng phổ biến nhất.

Cấu trúc của vi lượng dạng EDTA

Hình: Cấu trúc của vi lượng dạng EDTA

Ví dụ:

+ Đồng Chelate (CuEDTA): Cu = 15% 

+ Sắt Chelate (FeEDTA): Fe = 13% 

+ Kẽm Chelate (ZnEDTA): Zn = 15%

+ Mangan Chelate (MnEDTA): Mn = 13% 

Xem thêm: Phân bón vi lượng Chelate là gì? Tại sao nên sử dụng vi lượng Chelate cho cây trồng

Ưu điểm của vi lượng Chelate

  • Hòa tan dễ dàng trong nước, có phổ pH hoạt động rộng

3

Hình: Vi lượng chelate được bảo vệ trong môi trường pH cao

  • Vi lượng Chelate được bảo vệ khỏi quá trình oxy hóa
  • Không bị kết tủa khi phối trộn với các nguyên liệu phân bón khác.

vi lượng chelate không bị kết tủa khi trộn với phân NPK

Hình: Vi lượng Chelate không bị kết tủa khi phối trộn với phân NPK

Vi lượng chelate không bị kết tủa khi phối trộn lân

  • Các vi lượng Chelate được hấp thu nhanh và hiệu quả hơn

độ tan của vi lượng cheate và vi lượng vô cơ trong nước

Hình A: Kẽm vô cơ có độ hòa tan phụ thuộc vào độ pH. Ngay cả pH trung tính hoặc kiềm cũng ngăn cản việc tạo ra dung dịch đồng nhất. Các bức ảnh được chụp ngay sau khi pha và sau khi pha 15 phút.

Hình B: Dung dịch Kẽm Chelate vẫn trong suốt trong các pH khác nhau, thậm chí 5 giờ sau khi pha.

Xem thêm: Các sản phẩm NPK TE dạng vi lượng Chelate như:

Phân NPK Cytobase 20-20-20+TE

Phân NPK Cytobase 15-30-15+TE

Phân NPK Cytobase 22-22-10+TE

Phân NPK Cytobase 15-5-40+TE

Nhược điểm của vi lượng dạng Chelate: giá thành cao (có thể đắt hơn từ 2 - 10 lần) nếu so sánh với vi lượng vô cơ cùng hàm lượng dinh dưỡng.

Các sản phẩm sử dụng vi lượng dạng Chelate: thường sử dụng để sản xuất các loại phân bón hỗn hợp NPK chất lượng cao, phân bón tưới nhỏ giọt, dung dịch thủy canh, phân bón lá, cây trồng giá trị cao,...

So sánh các cây vải được phun vi lượng Sắt chelate, sắt vô cơ (sunphat) và không phun Sắt

Hình: So sánh các cây vải được phun vi lượng Sắt chelate, vô cơ (sulfate) và không phun Sắt

b. Vi lượng vô cơ

Định nghĩa: muối của các vi lượng với gốc Sunlfate, Clorua, Cacbonat….

Đồng Sulfat (CuSO4.5H2O)

Hình: Vi lượng vô cơ Đồng Sulfate (CuSO4.5H2O)

Ví dụ:

+ Đồng Sulfate (CuSO4.5H2O): Cu = 25%; S=12%

+ Sắt Sulfate (FeSO4.7H2O): Fe = 20%; S = 18%

+ Kẽm Sulfate (ZnSO4.7H2O): Zn = 22,8%; S = 17,8%

+ Mangan Sulfate (MnSO4.7H2O); Mn = 19%; S = 11%

+ Axit Boric (H3BO3): B = 17%

Ưu điểm của vi lượng dạng vô cơ:

  • Giá thành rẻ
  • Một số loại tan hoàn toàn trong nước (VD: ZnSO4.7H2O)
  • Hàm lượng dinh dưỡng vi lượng cao

Nhược điểm của vi lượng dạng vô cơ:

  • Một số loại bị ảnh hưởng nhiều bởi pH của dung dịch, kết tủa trong môi trường trung tính hoặc kiềm.

VD: Trong dung dịch đất sắt Fe2+ (FeSO4.7H2O) nhanh chóng biến đổi thành kết tủa Fe3+ hydroxit

Vi lượng kẽm vô cơ bị kết tủa trong pH cao

  • Kết tủa khi kết hợp với một số phân bón vô cơ khác nên hiệu quả của vi lượng vô cơ thấp hơn rất nhiều lần vi lượng dạng Chelate.

vi lượng Mangan vô cơ kết tủa với ion photphat

  • Nếu sử dụng ở nồng độ cao cây sẽ bị ngộ độc vi lượng

Các sản phẩm sử dụng vi lượng vô cơ: thường sử dụng để sản xuất các loại phân bón hỗn hợp NPK thông thường, giá trung bình, lượng sử dụng nhiều.

Xem thêm: Mẹo hay: sử dụng vi lượng đúng cách

4. Lưu ý khi sử dụng phân NPK TE

  • Đọc kỹ những chú dẫn về thành phần và tỷ lệ % của các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được ghi trên bao bì sản phẩm để cung cấp đúng, đủ nhu cầu của từng giai đoạn cây trồng.
  • Không nên mua các loại phân bón không ghi rõ thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng để tránh tình trạng mua phải sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng.
  • Tùy theo ngân sách và loại cây trồng, nhà nông có thể lựa chọn NPK TE có bổ sung vi lượng Chelate hoặc vi lượng vô cơ

Funo hy vọng những thông tin trên đã giúp nhà nông hiểu biết hơn về phân NPK TE và cách lựa chọn phù hợp. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!