CÁCH BÓN PHÂN NPK – CẨM NANG HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước43,3950

Phân NPK dùng để bón thúc hay bón lót? Cách bón phân NPK như thế nào cho hiệu quả? Phân NPK là phân bón được bà con sử dụng nhiều nhất trong canh tác. Tuy nhiên, phân NPK rất đa dạng nhiều chủng loại và mỗi loại cây trồng có nhu cầu đối với NPK khác nhau nên gây bối rối cho nhà nông. Cùng nghe chuyên gia nông nghiệp Funo với nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ kỹ thuật bón phân NPK hiệu quả nhất.

Phân NPK chứa 3 nguyên tố đa lượng, vì vậy loại phân này cần thiết từ giai đoạn bón lót và bón thúc cho quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản. 

1. Cách sử dụng phân bón lót NPK

Bón lót giúp tạo nền tảng vững chắc ngay từ đầu cho cây trồng bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng kịp thời, để khi rễ được hình thành có thể hấp thu ngay và cải thiện cấu trúc đất

Phân bón bón lót chủ yếu là hữu cơ đã hoai mục, kết hợp với lân. Việc bón lót không chỉ dùng các loại phân tan chậm, mà cần kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp. Phân bón lót NPK đặc biệt vai trò quan trọng như đất nghèo dinh dưỡng (đất bạc màu, đất cát, đá,…) và rau màu ngắn ngày.

a. Bón lót phân NPK vào thời điểm nào?

Việc bón lót thường thực hiện trước khi trồng từ 2-3 tuần, trước khi cày bừa làm đất. Sau khi xử lý vôi ít nhất 1 tuần, bà con có thể bón lót (nếu tình trạng phèn nặng, nên cho đất nghỉ lâu hơn).

Sau khi bón lót, bà con có thể trồng cây ngay. Nhưng, để điều kiện tối ưu, bà con nên để lớp phân lót ổn định 7-10 ngày và bắt đầu canh tác.

b. Liều lượng bón lót phân NPK

Lượng phân bón lót NPK phụ thuộc vào: đặc điểm của đất, loại cây trồng và mùa vụ trong năm.

  • Cây rau màu ngắn ngày (đặc biệt là cây lấy củ): thường bón lót phân lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót.

+ Liều lượng thông thường là từ 10-50 kg NPK/1000m2

  • Hoa cắt cành: ít đạm, lân và kali cao

+ Liều lượng thông thường từ 40-60 kg NPK/1000m2

  • Cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm: bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm.

+ Liều lượng thông thường là từ 100-200g NPK/gốc cây

+ Đối với cây càng to, và lâu năm thì lượng phân bón lót càng lớn.

Phân bón lót NPK được trộn đều với phân chuồng trước khi bón

Hình: Phân bón lót NPK được trộn đều với phân chuồng trước khi bón

  • Phân bón lót NPK: thường có hàm lượng đạm thấp, lân cao 
    Ví dụ: NPK 5-10-3; NPK 16-16-8; NPK 12-15-5…
  • Đặc điểm của đất: độ màu mỡ, pH đất, hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Ví dụ: đất cát, đá, nghèo mùn cần bổ sung lượng nhỏ phân đạm, kali.
  • Mùa vụ: vào mùa nắng thì bà con nên lựa chọn phân bón NPK có lượng đạm cao hơn bình thường để trừ hao thất thoát do bay hơi.

c. Cách bón lót phân NPK

  • Với rau, hoa cắt cành hoặc các cây hàng năm khác

+ Bước 1: Xác định lượng phân NPK cần dùng và trộn đều với phân chuồng

+ Bước 2: Rải đều phân NPK trên bề mặt đất cần gieo trồng

+ Bước 3: Sau đó, cày xới để trộn đều phân vào đất hoặc phủ lớp đất khác

+ Bước 4: Tưới giữ ẩm đất trong 7-10 ngày để phân được tan đều trong đất

Cách bón lót phân NPK - rải trên bề mặt cần gieo trồng

Hình: Cách bón lót phân NPK - rải trên bề mặt cần gieo trồng

  • Với cây lâu năm như cây ăn trái, cây công nghiệp

+ Bước 1: Đào hố với kích thước tùy theo loại cây trồng

+ Bước 2: Phơi phần đất vừa đào (đất lõi)

+ Bước 3: Xử lý đều lớp đất lõi với vôi tùy theo pH đất trong ít nhất một tuần

+ Bước 4: Xác định lượng phân NPK cần dùng và trộn đều với phân chuồng và đất lõi

+ Bước 5: Tưới giữ ẩm đất trong 7-10 để phân được tan đều trong đất

Cách bón lót phân NPK - đào hố đối với cây lâu năm

Hình: Cách bón lót phân NPK - đào hố đối với cây lâu năm

d. Lưu ý khi sử dụng phân bón lót NPK

Đối với phân NPK phải trộn đều phân bón với đất ở độ sâu 15-20 cm để tránh tình trạng thất thoát do bay hơi đồng thời giúp rễ hấp thu phân bón NPK dễ dàng.

Để tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng, phân bón lót NPK nên được trộn chung với phân hữu cơ và phân lân

2. Cách sử dụng phân bón thúc NPK

Bón thúc nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời trong các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cây nhằm tối ưu năng suất, chất lượng và phát triển toàn diện. Vì vậy nhà nông thường dùng phân NPK với ưu điểm tan nhanh, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, công thức chuyên biệt cho từng giai đoạn.

a. Bón thúc phân NPK vào thời điểm nào?

Việc bón thúc thường được áp dụng vào một số giai đoạn nhất định, khi nhu cầu dinh dưỡng của cây gia tăng, chứ không phải sử dụng trong toàn bộ quá trình canh tác. 

Việc bón thúc thường tập trung vào 3 giai đoạn phát triển chính và giai đoạn phục hồi của cây trồng:

  • Thời kỳ cây sinh trưởng (phát triển thân cành, lá, đẻ nhánh,vươn lóng): cây có nhu cầu phân đạm cao hơn phân lân và kali. Vì vậy bà con cần chọn phân NPK với công thức đạm cao, lân và kali vừa phải.
  • Thời kỳ chuẩn bị ra hoa: cây cần nhiều kali để mầm hoa khỏe mạnh, ra hoa nhiều
  • Thời kỳ nuôi trái/ củ: hàm lượng đạm và kali cao giúp cây ra nhiều trái, tích lũy tinh bột, đường.
  • Thời điểm sau thu hoạch: cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi và phục hồi

Phân bón thúc NPK cho bưởi ở giai đoạn ra hoa, nuôi trái

Hình: Phân bón thúc NPK cho bưởi ở giai đoạn ra hoa, nuôi trái

b. Liều lượng bón thúc phân NPK

Lượng phân bón tùy thuộc vào có phối hợp phân khác, đường kính tán, chất lượng đất, thời tiết, mùa vụ, cây trồng nên không thể đưa ra con số cụ thể vào lượng phân. Tuy nhiên, với 10 năm kinh nghiệm canh tác nông nghiệp, kỹ sư của Funo đưa ra con số khuyến cáo trung bình như sau:

 

Rau màu (kg/1000m2)

Lần 1: Khoảng 15 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây).

+ Lượng bón: 4 kg urê, 3 kg kali clorua, 10 kg NPK

Lần 2: Khoảng 35 - 40 ngày sau khi cấy, khi đã đậu quả đều.

+ Lượng bón: 6 kg urê, 5 kg kali clorua. 10 – 15 kg NPK 

Lần 3: Khi cây 60 - 65 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu quả rộ.

Lượng bón: 6 kg urê, 5 kg kali clorua, 10 – l5 kg NPK

Lần 4: Khi cây 70 - 80 ngày sau khi cày đối với giống cao cây, còn giống thấp cây đã kết thúc thu hoạch.

Lượng bón: 4 kg urê, 4 kg kali clorua, 10 - 15 kg NPK

Cây lâu năm: cây ăn quả, cây công nghiệp

Phát triển sinh dưỡng (cây tơ, chưa ra hoa)
+ Dưới 1 năm: 20-70g/cây/lần

+ Từ 1-3 năm: 100-200 g/cây/lần tùy vào đường kính tán

Chuẩn bị ra hoa: 100-200 g/cây

Nuôi trái
+ Trái nhỏ: 100-200 g/cây/lần

+ Trái lớn: 200-500g/cây/lần

+ Thậm chí 1-2kg/cây tùy loại. ví dụ sầu riêng 7-10 năm

Phục hồi sau thu hoạch: 100-200g/cây

Hoa cắt cành (kg/1000m2) Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 4 kg NPK+ 1,2 kg urê + 0,5 kg kali clorua.

 

Hiện nay có nhiều sản phẩm phân bón NPK tinh khiết, công nghệ cao như Cytovita của Funo chỉ cần lượng nhỏ đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Phân Cytovita không chứa tạp chất có thể phun qua lá.

Xem thêm: Các sản phẩm NPK bón lá và tưới nhỏ giọt

CYTOVITA SF NPK 13-5-35+MgO+TE

CYTOVITA SF NPK 15-30-15+2MgO+TE

CYTOVITA SF NPK 20-20-20+TE

CYTOGREEN NPK 15-68-15+TE

c. Cách bón thúc phân NPK

  • Cách bón trực tiếp: áp dụng phân dạng rắn (viên, bột,…)

+ Cách 1: đào rãnh với kích thước rộng 10-15cm, sâu 5cm theo hàng hoặc xung quanh tán cây đối với cây ăn trái, cây công nghiệp.

+ Cách 2: bà con có thể rải phân đều trên mặt đất xung quanh tán cây, nhưng cách này chưa tối ưu vì phân bón dễ bay hơi, rửa trôi, đặc biệt là phân đạm.

Tối ưu hiệu quả sử dụng phân, bà con nên kết hợp biện pháp tưới thấm (sử dụng béc tưới, tưới nhỏ giọt): cung cấp nước một cách từ từ làm hòa tan phân bón mà không bị chảy tràn, giúp phân thấm sâu vào tầng đất bên dưới.

Cách bón thúc phân NPK - đào rãnh đói với cây lâu năm

Hình: Cách bón thúc phân NPK - đào rãnh đối với cây lâu năm

  • Cách pha phân NPK với nước: phân bón dạng rắn, dạng lỏng

Pha phân NPK với nước theo khuyến cáo của nhà sản xuất rồi tưới vào gốc (biện pháp thủ công) hoặc sử dụng hệ thống tưới.

  Biện pháp thủ công Hệ thống tưới kết hợp châm phân Phân bón lá
    Bước 1 Ngâm lượng phân NPK cần tưới vào dụng cụ chứa với lượng nước đủ để hòa tan phân (dung dịch ngâm) Ngâm lượng phân NPK cần tưới vào dụng cụ chứa với lượng nước đủ để hòa tan phân (dung dịch ngâm) Hòa tan phân bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất
    Bước 2 Tưới dung dịch ngâm vào gốc cây với lượng phù hợp

Đưa lượng dung dịch ngâm vào bồn chứa, bón cho cây trồng theo hệ thống tưới

Phun trực tiếp dung dịch phân bón qua lá
    Bước 3

Tưới thêm nước cho cây để làm loãng dung dịch phân bón

Tiếp tục tưới cho đến khi đủ lượng nước cây trồng cần  
    Ghi chú

Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian, công sức, không tạo được sự đồng đều cho khu vườn

Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian công sức và cung cấp lượng phân bón đồng đều cho cả khu vườn

Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cao hơn

 

Phương pháp này giúp cung cấp dinh dưỡng nhanh, hiệu quả. Nhưng dễ gây cháy lá nên bà con cần lựa chọn sản phẩm chất lượng và nồng độ sử dụng

Hệ thống tưới kết hợp châm phân ở vườn cà phê

Hình: Hệ thống tưới kết hợp châm phân ở vườn cà phê

Cách bón thúc phân NPK - tưới phân cho cây rau màu

Hình: Cách bón thúc phân NPK - tưới phân cho cây rau màu

Xem thêm: Kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái đạt năng suất cao

d. Lưu ý khi sử dụng phân bón thúc NPK

  • Cách bón trực tiếp

+ Bón cách gốc cây 5-20cm vì phần gần gốc không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới thực sự đảm nhận chức năng hút dinh dưỡng tốt nhất từ môi trường đất để tăng khả năng hấp thu.

+ Cần thực hiện tưới đủ nước sau khi bón phân, nếu không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón, phân sẽ bốc hơi và mất đi một lượng chất dinh dưỡng.

 + Để đạt hiệu quả cao thì mặt đất tơi xốp, thoáng khí bằng cách xới nhẹ trên bề mặt, giúp dinh dưỡng đi sâu vào mặt đất. 

+ Bà con nên chuẩn rơm phủ gốc để giữ ẩm và giữ phân bón.

+ Nếu vùng đất không bằng phẳng, nhà nông có thể rắc nhiều phân ở phía trên cao, nơi thấp rắc ít phân sẽ tốt hơn.

+ Không bón phân NPK lúc trời nắng nóng, đất khô vì dung dịch phân có nồng độ cao hơn nồng độ dung dịch tế bào gây hiện tượng rút nước từ trong cây, làm cây vàng úa.

+ Không bón phân NPK sau trận mưa lớn, đất bí, trời lạnh vì rễ cây thiếu oxy, nhiệt độ thấp nên rễ hoạt động kém hiệu quả, khả năng hấp thu phân bón giảm.

+ NPK đạm cao (tỷ lệ NPK 3-1-1) gây mỏng lá, dễ bệnh trong điều kiện mưa nhiều, nồng độ cao dễ dễ cháy rễ. Phân NPK đạm cao nên sử dụng mùa nắng để trừ hao do bốc hơi.

Bón thúc cho cây rau màu bằng cách rải phân trực tiếp

Hình: Bón thúc cho cây rau màu bằng cách rải phân trực tiếp

  • Cách pha phân NPK với nước

+ Sau khi hòa tan xong nên sử dụng ngay, không nên để lâu vì để lâu mà không đậy kín, đạm sẽ bay hơi.

+ Không phải sản phẩm NPK nào cũng có thể phun qua lá. Bà con cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đồng lời lựa chọn sản phẩm NPK chất lượng cao, không chứa tạp chất có thể phun qua lá.

+ Cây đang bệnh thì không nên sử dụng phân NPK qua lá.

Cách bón thúc phân NPK - phun phân qua lá

Hình: Cách bón thúc phân NPK - phun phân qua lá

3. Lưu ý chung khi sử dụng phân bón NPK

Phân bón NPK là loại phân cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy cần bón đúng lượng tương ứng với nhu cầu cây trồng để tránh ngộ độc phân bón NPK hoặc thất thoát do rửa trôi, bay hơi

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách bón phân NPK đúng – đủ - hiệu quả. Số liệu trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có chương trình sử dụng bón phân NPK khác nhau. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!