PHÂN LÂN POLYPHOTPHAT GIÚP LÀM GIẢM TẮC NGHẼN TRONG HỆ THỐNG TƯỚI NHỎ GIỌT

Biên tập bởi Đoàn Mỹ DiệnĐăng 2 năm trước2,6150

Ngày nay việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để cung cấp dinh dưỡng và nước trong sản xuất nông nghiệp là biện pháp phổ biến và hiệu quả để tiết kiệm chi phí đầu vào cũng như nhân công trong quá trình sản xuất nông nghiệp. 

Tuy nhiên, vấn đề tắc nghẽn hệ thống tưới là trở ngại lớn khi áp dụng biện pháp này. Một nghiên cứu đã được thực hiện và đề xuất một cách tiếp cận để khắc phục vấn đề này bằng cách chọn loại và nồng độ phân lân thích hợp để cung cấp cho cây trồng. 

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của hai loại phân lân mới (amoni polyphotphat và urê photphat) và một loại phân lân truyền thống (MKP) ở 3 nồng độ khác nhau (0; 0,15 và 0,3g/lít) đối với việc gây tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt khi nguồn nước có độ mặn cao.

Trong thử nghiệm này, 2 chỉ số dùng để đánh giá là:

- Tỷ lệ biến thiên lưu lượng trung bình được tính toán để xác định mức độ tắc nghẽn ở các mắt tưới.

- Độ đồng đều Christiansen được sử dụng để định lượng độ đồng đều ở các vị trí tưới.

Tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt

Tưới phân lân MKP làm gia tăng sự tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt

Tỷ lệ biến thiên lưu lượng trung bình và độ đồng đều khi bón phân lân ở dạng MKP lần lượt giảm 14,3-34,7% và 10,8-38,6%, điều này có nghĩa là khi bón phân lân ở dạng MKP làm cho tình trạng tắt nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tưới phân lân ở dạng urê photphat và amoni polyphotphat giúp làm giảm tắc nghẽn hệ thống 

So với nghiệm thức đối chứng không bón phân lân thì tỷ lệ biến thiên lưu lượng trung bình và độ đồng đều khi bón phân lân ở dạng urê photphat tăng 25-45% và 26,2-44,5%. Ở nghiệm thức bón amoni polyphotphat thì hai chỉ số này tăng lần lượt là 46,3%-73,6% và 46,1%- 74,6%.

Điều này cho thấy, việc bón phân lân ở dạng amoni polyphotphat cho hiệu quả cao trong việc cải thiện sự tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt.

Tổng khối lượng chất khô gây tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt

Tổng khối lượng chất khô của các chất gây tắc nghẽn hệ thống tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, loại phân bón và nồng độ phân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tích luỹ chất khô này.

Phân urê photphat và amoni polyphotphat làm giảm hàm lượng chất khô gây tắc nghẽn hệ thống lần lượt là 21,1%-28,6% và 32,2%-42%, trong khi bón phân lân MKP lại làm tăng hàm lượng này 3,0-18,7%.

Khi so sánh với phân urê photphat nồng độ 0,15g/lít bón ở chế độ tưới dài thì trọng lượng chất khô gây tắt nghẽn hệ thống khi dùng ở nồng độ lớn hơn là 0,3g/lít với chế độ tưới ngắn tăng 9,7%. Còn đối với phân amoni polyphotphat thì tỷ lệ này giảm 14% khi dùng với nồng độ lớn hơn trong chế độ tưới ngắn.

Tắc nghẽn mắt nhỏ giọt (bù áp dẹp)

Nồng độ phân lân và thời gian tưới ảnh hưởng đến sự tắc nghẽn hệ thống ở vị trí tưới

Phân amoni polyphotphate đã làm giảm đáng kể tình trạng tắc nghẽn vị trí nhỏ giọt khi được sử dụng với nồng độ cao (0,3g/lít) và thời gian tưới ngắn, điều này làm tăng tỷ lệ biến thiên lưu lượng trung bình và độ đồng đều lên 50,9% và 52,7% so với khi tưới ở nồng độ thấp (0,15g/lít) và chế độ tưới dài.

Trong khi phân amoni photphate thì ngược lại, cả tỷ lệ biến thiên lưu lượng trung bình và độ đồng đều ở nồng độ phân cao (0,3g) khi tưới ngắn đều thấp hơn đáng kể so với tưới nồng độ phân thấp (0,15g/lít) ở thời gian dài lần lượt là 36,3% và 33,1%.

Đối với phân urê photphat nên tưới ở nồng độ thấp và chế độ tưới dài còn phân amoni polyphotphat nên tưới với nồng độ cao trong thời gian ngắn khi sử dụng trong hệ thống tưới nhỏ giọt và nước có độ mặn cao để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt.

Công ty TNHH Funo biên tập