HẠN CHẾ BỆNH HÉO RŨ DO NẤM FUSARIUM NHỜ BÓN PHÂN SILIC

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước2,2370

Cà chua là một trong những loại rau ăn quả được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Diện tích trồng cây cà chua, sản lượng cũng như năng suất tăng 3% hàng năm. Tuy nhiên, nấm Fusarium oxysporum tác nhân gây bệnh bệnh héo, thối gốc và thối rễ, một bệnh gây hại nghiêm trọng ở cà chua. Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum ngày càng trở nên phổ biến trong cả sản xuất nhà kính và ngoài đồng ruộng, làm giảm năng suất cà chua lên tới 15–65%. Sử dụng Silic cho cây cà chua có thể làm giảm tác hại của bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum, như một giải pháp bổ sung trong quản lý bệnh hại cà chua.

1. Phân bón Silic làm giảm thời gian biểu hiện bệnh do nấm Fusarium trên cà chua  

Sự hóa nâu của rễ, gốc và thân là biểu hiện dễ thấy của bệnh héo rũ Fusarium oxysporum. Ở cây có đầy đủ Silic sẽ có biểu hiện chậm hơn khoảng 1 tuần so với những cây không có phân bón Silic. Rễ, gốc và thân của cây không được bổ sung Silic có biểu hiệu hóa nâu rõ ràng chỉ sau 2 tuần nhiễm bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện nhiễm bệnh ở rễ, gốc và thân của cây có đầy đủ Silic xuất hiện sau 3 tuần. Thời gian biểu hiện bệnh héo rũ Fusarium oxysporum được thể hiện chi tiết trong hình minh họa bên dưới. 

nh hưởng của silic đến biểu hiện triệu chứng héo rũ Fusarium trên rễ (a), gốc (b) và thân (c) trên cây cà chua sau 6 tuần nhiễm bệnh.

Hình 1: Ảnh hưởng của silic đến biểu hiện triệu chứng héo rũ Fusarium trên rễ (a), gốc (b) và thân (c) trên cây cà chua sau 6 tuần nhiễm bệnh.

Hình: Triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium ở rễ cà chua (B) so với rễ cây cà chua bình thường (A)

Hình: Triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium ở rễ cà chua (B) so với rễ cây cà chua bình thường (A)

Xem thêm: Phân bón Silic - giải pháp kiểm soát bệnh héo xanh ở cà chua

2. Trung lượng Silic làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh héo rũ

Diện tích dưới đường cong diễn biến bệnh (AUPDC) được dùng để định lượng mức độ nhiễm bệnh trên cây trồng. Phân bón Silic đã làm giảm đáng kể giá trị AUDPC của thân cây xuống 52.5%, mức nhiễm bệnh của rễ cũng giảm xuống 40.8%. Đối với mức độ nhiễm bệnh trên gốc chỉ giảm nhẹ dưới tác dụng của Silic. 

Bảng: Diện tích dưới đường cong tiến triển bệnh (AUDPC) của cây cà chua bị nhiễm bệnh héo rũ Fusarium oxysporum dưới tác dụng của phân bón Silic

  Rễ Gốc Thân
Không bón phân Silic 66.2 8.76 157.0
Bón phân Silic 39.2 5.10 74.6

Tác dụng của Silic trong việc giảm thời gian biểu hiện bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể kéo dài đến 4 tuần. Trong nghiên cứu này, cây cà chua đã được bón phân Silic trước khi nhiễm bệnh, nhưng việc sử dụng Silic đã bị ngừng sau khi nhiễm bệnh, dẫn đến sự giảm nhanh chóng hàm lượng Si của rễ và gốc. Tuy nhiên, sự bảo vệ này đã biến mất sau 6 tuần kể từ lúc ngừng bón phân Silic. Vì vậy để duy trì sự bảo vệ cây trồng trước mầm bệnh cần cung cấp Silic định kỳ.

Xem thêm: Tác dụng của phân bón Silic - nguyên tố dinh dưỡng đa năng

3. Phân bón Silic làm giảm nhiễm trùng rễ và khả năng lây bệnh do nấm Fusarium oxysporum trên cà chua

Hàm lượng Silic ở rễ, gốc và thân ở những cây cà chua được cung cấp Silic cao hơn đáng kể so với những cây không có Silic. Phân tích số liệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm khi hàm lượng silic trong rễ tăng lên. Cây được bổ sung Silic làm giảm nhiễm trùng rễ tới 82,1% ở 3 tuần sau khi bị bệnh.

Hình: Triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium ở gốc và thân cây cà chua

Hình: Triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium ở gốc và thân cây cà chua

Silic tích tụ và lắng đọng bên dưới lớp biểu bì để tạo thành rào cản vật lý ngăn rễ cây khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh. Vì mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào biểu bì của rễ cà chua và sau đó tạo ra các sợi nấm bên dưới các vị trí bị xâm nhập. Việc cung cấp Silic giúp kích hoạt những thay đổi trong cấu trúc polysaccharide pectin của thành tế bào rễ cà chua. Sự thay đổi cấu trúc do Silic gây ra trong thành tế bào làm hạn chế sự di chuyển của nấm từ rễ sang thân của cây. Bên cạnh đó, Silic cũng truyền tín hiệu cho các phản ứng phòng thủ khác ở cây trồng. Vì vậy cung cấp đầy đủ Silic giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh và sự lây lan của bệnh.

Mối tương quan giữa nhiễm trùng rễ (a), mức độ bệnh trên gốc (b) và thân (c) và nồng độ silic trong rễ cà chua sau 4 tuần sau nhiễm bệnh.

Hình: Mối tương quan giữa nhiễm trùng rễ (a), mức độ bệnh trên gốc (b) và thân (c) và nồng độ silic trong rễ cà chua sau 4 tuần sau nhiễm bệnh.

Xem thêm: Các nguồn cung cấp Silic cho cây trồng

Kết luận 

Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum là một trong những bệnh hại phổ biến nhất ở cà chua. Việc bổ sung phân bón Silic giúp tăng khả năng kháng bệnh héo rũ ở cây cà chua bằng cách giảm thời gian biểu hiện bệnh, mức độ nghiêm trọng và khả năng lây bệnh. Bên cạnh đó, phân bón Silic cũng tăng khả năng chống chịu trước tác động xấu môi trường và các mầm bệnh khác. 

Xem thêm: Phân bón Silic - giải pháp tăng khả năng kháng bệnh bạc lá sớm ở cà chua

                  Tác dụng của Silic đối với cây trồng trong điều kiện stress mặn, stress hạn

Funo cung cấp sản phẩm CYTOSICA với thành phần Silic, Canxi, Magie nồng độ cao được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0911 3111 00 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.