SỬ DỤNG ĐẠM HỢP LÝ LÀM GIẢM TỶ LỆ SỐNG SÓT CỦA SÂU BƯỚM GÂY HẠI

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước2,0010

1.      Tác hại của sâu bướm đối với nền nông nghiệp

Các thành viên của bộ Cánh Vẩy (Lepidoptera) bao gồm bướm và bướm đêm (ngài). Bộ Cánh Vẩy là bộ lớn thứ 2 trong thế giới côn trùng, xếp sau bộ Cánh Cứng (Coleoptera). Ấu trùng của bộ này được gọi là sâu bướm. Chúng phá hoại nền nông nghiệp nhiều hơn bất kỳ nhóm côn trùng nào khác.

Sâu bướm là những sinh vật nhỏ bé nhưng rất “háu ăn”. Chúng ăn một lượng lớn lá cây trong suốt vòng đời, kéo dài khoảng vài tuần. Thống kê cho thấy, mỗi con sâu bướm đã tiêu thụ một lượng thức ăn lớn gấp 27.000 lần trọng lượng cơ thể của nó trong suốt vòng đời.

2.      Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của sâu bướm

Vòng đời của bướm từ 26 - 30 ngày. Trong đó giai đoạn trứng từ 6 - 8 ngày, sâu bướm từ 10 - 14 ngày, nhộng 7 - 8 ngày. Sau khi hóa bướm 3-4 ngày thì bướm bắt đầu đẻ trứng. Một con bướm có thể đẻ từ 50 - 200 trứng. Sâu bướm mới nở đã gây hại cho cây trồng. Vì vậy nếu ruộng có mật độ sâu bướm cao thì ruộng rau sẽ bị trơ trụi, xơ xác.

Sâu gây hại nặng từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau vì thời tiết phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của sâu.

Sâu bướm thường gây hại nặng ở vườn trồng liên tục các loại rau thuộc cây ký chủ của sâu. Ví dụ: Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) còn được gọi là sâu khoang gây hại trên ớt, đậu, dưa, cà, …Sâu tơ (Plutella xylostella) thích gây hại trên các cây họ Cải. Bên cạnh đó, vườn phun quá nhiều thuốc trừ sâu hóa học dẫn đến sâu kháng thuốc, giảm số lượng thiên địch.

SỬ DỤNG ĐẠM HỢP LÝ LÀM GIẢM TỶ LỆ SỐNG SÓT CỦA S U BƯỚM G Y HẠI
3.      Một số biện pháp phòng ngừa

-  Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng.

-  Bố trí mùa vụ thích hợp, luân canh với cây không cùng ký chủ.

-  Cày bừa, phơi đất hoặc cho ruộng ngập nước 2 - 3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất.

-  Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ ổ trứng, lá có sâu non mới nở chưa kịp phát tán.

-  Dùng bẫy đèn, bẫy dính màu để bắt bướm.

-  Bảo vệ các loài thiên địch như: bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng, ong ký sinh…

4.      Vai trò của đạm trong hạn chế sự phát triển sâu bướm

Một nghiên cứu ở Đức, khảo sát ảnh hưởng của phân đạm lên 6 loài trong bộ Cánh Vẩy bao gồm: Coenonympha pamphilus, Lycaena phlaeas, Lycaena tityrus, Pararge aegeria, Rivula sericealis Timandra comae.

Mức bón phân trung bình trên các cánh đồng là 500kg đạm/ha/năm. Vì vậy thí nghiệm này chọn 3 mức phân bón để khảo sát: không bón phân (nhóm đối chứng), bón 150kg/ha/năm và 300kg/ha/năm.

Việc bón phân đạm trên cây trồng làm giảm đáng kể tỷ lệ sống sót của ấu trùng ở tất cả sáu loài trên ít nhất là 1/3.

SỬ DỤNG ĐẠM HỢP LÝ LÀM GIẢM TỶ LỆ SỐNG SÓT CỦA S U BƯỚM G Y HẠI

Tỷ lệ sống sót của cả hai loài Lycaena đều giảm phụ thuộc vào liều lượng đạm. Tỷ lệ sống của cả hai loài ở nghiệm thức 300kg/ha/năm thấp hơn gần 50% so với nhóm không được bón đạm.

Ở loài T. comae, ở các mẫu được bón phân đều giảm tỷ lệ sống sót hơn 2/3 so với nhóm không bón phân.

Tỷ lệ sống sót của C. pamphilus P. aegeria giảm khoảng 1/3 ở cả hai nghiệm thức bón phân so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, ở P. aegeria, một số ấu trùng đã thành nhộng, trong khi ở C. pamphilus, không có ấu trùng nào ăn cây trồng được bón phân có thể sống sót lâu hơn.

Trong các loài được thí nghiệm, R. sericealis là loài nhạy cảm nhất. Ở loài bướm đêm này, tỷ lệ sống giảm khoảng 80% ở nghiệm thức 300kg/ha/năm so với nhóm đối chứng.

Vậy, cung cấp đạm cho cây trồng một cách hợp lý có thể làm giảm tỷ lệ sống sót của các loài sâu bướm.

Tùy vào mỗi loại cây sẽ có nhu cầu đạm khác nhau. Bà con hãy cung cấp đủ lượng đạm cần thiết cho cây trồng. Tránh trường hợp bón đạm quá mức gây lãng phí, ngộ độc cho cây.