KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ ĐẠT 6-7 TẤN NHÂN TRÊN HA

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước10,9780

Bà con trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên đang gặp nhiều vấn đề trong canh tác cây cà phê: biến đổi khí hậu làm năng suất kém, giá cả bấp bênh, giá phân bón tăng,… Vậy bón phân cho cây cà phê như thế nào để hiệu quả, tiết kiệm, năng suất cao. Cùng nghe kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm tại Funo chia sẻ kỹ thuật bón phân cho cây cà phê.

Đất canh tác trong thời gian dài thường bị thoái hóa, bạc màu gây khó hấp thu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Vì vậy, để tăng độ mùn cho đất và khả năng hấp thu phân bón, bà con cần sử dụng cả giữa phân hữu cơ và phân hóa học.

1.      Bón phân hữu cơ cho cây cà phê

Phân hữu cơ được sử dụng chủ yếu là phân chuồng hoai mục, kết hợp với phân hữu cơ vi sinh. Bà con nên kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng phòng ngừa tuyến trùng và một số nấm bệnh gây hại trong đất. Ngoài việc bón phân chuồng cho cây cà phê, bà con nên tận dụng phân xanh, tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương.

a.      Liều lượng sử dụng phân hữu cơ

Loại phân Liều lượng bón
Phân chuồng

- Mới trồng: 8 - 10 tấn/ha

- Các năm sau: 10 tấn /ha (cách 2 năm bón 1 lần)

Phân hữu cơ, vi sinh 1,2 - 2 tấn/ha/năm
Tàn dư thực vật hữu cơ (cỏ dại, phế phụ phẩm, vỏ quả cà phê) Chôn vùi tàn dư hữu cơ và cành lá cà phê rụng, để cải tạo độ phì nhiêu và vệ sinh vườn (trừ những thân, cành bị nhiễm bệnh phải đem ra ngoài tiêu hủy)

b.      Bón phân hữu cơ cho cây cà phê vào thời điểm nào?

  • Bón lót trước khi trồng: trước khi trồng 2 – 3 tuần, bà con nên bón lót phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng cường hoạt động của vi sinh vật và cung cấp dinh dưỡng kịp thời ngay khi cây vừa ra rễ.
  • Bón lót bổ sung: việc bón phân hữu cơ bổ sung giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cây trồng. 

+ Đất màu mỡ, có hàm lượng hữu cơ cao: sau 3-4 năm bón lại một lần. 

+ Đất bình thường: từ 2 năm bón lại một lần. 

Phân hữu cơ thường chia làm 3 lần bón như sau:

+ Lần 1: bón vào đợt tưới thứ 2 của mùa khô giúp củng cố bộ rễ và tăng khả năng phòng ngừa tuyến trùng.

+ Lần 2: đây lần bón phân chủ yếu (60% lượng phân hữu cơ), được bón vào đầu hoặc giữa mùa mưa. Khi đất đủ ẩm, rễ cây có nhu cầu cao và vi sinh vật đất đang phát triển. Với môi trường như trên thì hữu cơ và vi sinh sẽ phát huy tối đa và phát triển bộ rễ. Bộ rễ khỏe mạnh giúp hiệu quả sử dụng phân bón hóa học cũng dc cải thiện rõ rệt.

+ Lần 3: cuối mùa mưa (cuối tháng 8 - đầu tháng 9). Lúc này vi sinh vật chết nhiều và hữu cơ thoái hóa mạnh sau thời gian mưa kéo dài thì nên phân hữu cơ kèm vi sinh vật hữu ích sẽ giúp tái tạo hệ vi sinh đất. Thời điểm này ẩm độ phù hợp và độ thoáng khí tăng rất thích hợp bón phân hữu cơ vi sinh.

c.       Cách bón phân hữu cơ

  • Cà phê chưa giao tán: đào rãnh theo đường kính tán, kích thước sâu 0,3-0,4 m, rộng 0,3 m, dài khoảng ¼ - ½ chiều dài mép tán.
  • Cà phê đã giao tán: đào rãnh giữa 2 hàng cà phê với kích cỡ rãnh tương tự như trên.

o   Nếu năm nay đào theo chiều ngang thì sang năm đào theo chiều dọc. 

o   Nếu lượng phân hữu cơ không nhiều thì đào 1 hàng bỏ 1 hàng. Lần bón phân tiếp theo, đào tiếp hàng còn lại.

  • Sau khi bỏ phân cho cây cà phê, nếu ép thêm tàn dư thực vật thì mỗi rãnh có thể bón thêm từ 200 – 500 g lân nung chảy và một ít đạm để tăng nhanh tốc độ phân giải. 
  • Cuối cùng là lấp đất lại.

d.      Lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ

  • Chỉ bón phân hữu cơ đã hoai mục cho cây cà phê vì trong quá trình phân hủy sẽ gây ngộ độc hữu cơ, tổn thương rễ. Bên cạnh đó phân chuồng tươi có nhiều hạt cỏ dại, côn trùng, bảo tử nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. 
  • Quá trình phân hủy hữu cơ sinh nhiệt cao nên giúp tiêu diệt cỏ dại, mầm bệnh, và khoáng hóa dinh dưỡng giúp cây trồng dễ hấp thu.
  • Nên lấp đất sau khi bón phân để tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và tránh rửa trôi.

2.      Bón phân NPK cho cây cà phê

a.      Liều lượng sử dụng phân NPK

Mỗi vườn có chế độ phân bón khác nhau, căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây cà phê. Phân tích đất là biện pháp hiệu quả giúp cung cấp phân bón NPK đủ và tiết kiệm. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, phân tích lá thì có thể áp dụng định lượng phân bón đa lượng như sau:

  • Liều lượng phân bón vô cơ cho cà phê vối cho mật độ 5000 cây/ha (tính theo hàm lượng nguyên chất, kg/ha)

Liều lượng phân bón vô cơ cho cà phê vối

Lưu ý: Cứ mỗi tấn cà phê nhân khô tăng thêm cần bón tăng 60kg N+ 20kg P2O5+ 60kg K2O

  • Lượng phân thương mại bón cho cà phê hàng năm cho mật độ 5000 cây/ha (tính theo kg/ha)

Nếu dùng các loại phân đơn thì bón với lượng như sau:

kỹ thuật bón phân cho cây cà phê

Có thể tăng hoặc giảm 10-15% lượng phân cho mỗi tấn nhân tăng hoặc giảm.

Nếu dùng các loại phân hỗn hợp NPK 16-8-16, 16-8-14,... thì bón với lượng từ 1,5-2 tấn/ha/năm cho cà phê kinh doanh.

b.      Bón phân NPK cho cây cà phê vào thời điểm nào?

  • Sử dụng phân đơn thương mại bón cho cà phê hàng năm

Thời kỳ và lượng phân thương mại bón trong các đợt (kg/ha)
 Thời kỳ và lượng phân thương phẩm bón các đợt (kg/ha)

Ghi chú:

- Sunphat amôn (SA 21% N) cung cấp 15% trong tổng số lượng N

- Urê (46% N) cung cấp 85% trong tổng số lượng N

- Kali clorua (KCl 60% K2O) 

- Lân nung chảy (15%P2O5).

Đối với những vườn cà phê có năng suất cao 7-8 tấn nhân/ha/năm, các bạn nên tăng số lần bón phân trong 1 năm lên thành 6-7 lần/năm, còn lượng phân cho 1 lần bón không nên tăng quá nhiều nhằm tránh hiện tượng sốc phân, thất thoát phân bón.

  • Sử dụng phân NPK phức hợp bón cho cà phê hàng năm

Sử dụng phân NPK phức hợp bón cho cà phê hàng năm

Ví dụ: Vườn cà phê đạt 4 tấn nhân/ha/năm chúng ta sẽ bón 1,4-1,7 tấn phân NPK cho 1 ha/năm. Giả sử, sử dụng các công thức NPK 25-9-9, NPK 16-16-8, NPK 16-8-16, NPK 15-9-20 để bón thì có thể chia ra bón như sau:

-          Lần 1 (giai đoạn mùa khô): bón 200kg NPK 25-9-9/ha

-          Lần 2 (đầu mùa mưa): bón 350-450kg NPK 16-16-8/ha

-          Lần 3 (giữa mùa mưa): bón 400-500kg NPK 16-8-16/ha

-          Lần 4 (cuối mùa mưa): bón 400-500kg NPK 15-9-20/ha

c.       Cách bón phân NPK cho cây cà phê

  • Làm sạch cỏ dại khu vực bón phân, trước khi bón phân NPK
  • Cà phê còn nhỏ: bón cách gốc 10 cm thành dãi rộng 20 cm ra phía ngoài mép tán.
  • Cây đã lớn: bón thành dải rộng 30cm ra phía ngoài mép tán, để kích thích rễ phát triển rộng.
  • Cây vào thời kỳ kinh doanh: bón cách gốc 30 cm theo, bón phía ngoài mép tán 50 cm.
  • Trong vùng bón phân đào sâu 5-7 cm để rải phân sau đó lấp đất lại cùng với tàn dư thực vật có trên vườn.

d.      Lưu ý khi sử dụng phân bón NPK

  • Nếu vườn cà phê có địa hình bằng phẳng thì bón xung quanh tán cây
  • Nếu vườn có địa hình dốc thì bón phân theo một nửa bộ tán phía trên dốc theo dạng hình bán nguyệt.
  • Không bón vào những ngày nắng gắt nhiệt độ > 30 oC, những lúc mưa rét nhiệt độ < 15 oC
  • Không bón khi cà phê nở hoa.

3.      Bón phân trung vi lượng cho cà phê

Phân trung vi lượng chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ nên các nhà sản xuất thường kết hợp với phân bón đa lượng (sản phẩm NPK + TE). Bà con chỉ cần bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng khi cây có dấu hiệu thiếu hoặc trong trường hợp bà con sử dụng phân đơn thay vì dạng phân phối trộn sẵn.

Ranh giới giữ việc cung cấp đủ và thừa dinh dưỡng trung vi lượng rất gần nhau. Vì vậy, bà con nên sử dụng phân NPK kết hợp trung vi lượng (NPK +TE) hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.

 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật bón phân cho cây cà phê hiệu quả - tiết kiệm. Số liệu trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có chương trình sử dụng bón phân khác nhau. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!