BẬT MÍ CÁCH BÓN PHÂN NPK CHO SẦU RIÊNG BỘI THU 2023

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng một năm trước29,1920

Sầu riêng là cây ăn quả lâu năm, có giá trị kinh tế cao tại nhiều khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, để canh tác sầu riêng năng suất cao, chất lượng tốt, duy trì sản lượng đồng đều qua từng năm là một bài toán khó cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc, bón phân, tưới nước,... Cùng nghe chuyên gia nông nghiệp Funo nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ cách bón phân NPK cho cây sầu riêng!

Giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây sầu riêng thường kéo dài đến hết năm thứ 4. Sau đó cây bắt đầu cho năng suất tăng dần và ổn định vào năm thứ 7. Thời gian kinh doanh của cây sầu riêng trung bình là 25 năm.

1. Nguyên tắc bón phân NPK cho sầu riêng

Phân bón NPK cung cấp dinh dưỡng đa lượng cho cây sầu riêng, vì vậy cây cần phân NPK trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của cây và trái. Tùy theo từng giai đoạn, nhà vườn bón phân NPK có công thức phù hợp.

  • Giai đoạn sinh trưởng, kích thích cây ra đọt cần bón phân NPK công thức đạm cao.
  • Giai đoạn phân hóa mầm hoa: phun NPK lân cao qua lá để kích thích cây từ giai đoạn sinh trưởng (ra lá) sang sinh sản (ra hoa).
  • Giai đoạn nuôi trái, đặc biệt là giai đoạn phát triển cơm cần bón phân NPK có công thức Kali cao.

2. Cách bón lót phân NPK cho sầu riêng trước khi trồng

a. Thời điểm bón lót phân NPK trước khi trồng sầu riêng

Bón lót cho cây sầu riêng thường diễn ra trước 10-15 ngày trước khi trồng. Việc bón lót giúp cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi cây vừa ra rễ.

b. Liều lượng bón lót phân NPK

Thành phần chính của phân bón lót là các loại phân hữu cơ (ví dụ: phân chuồng hoai mục) kết hợp với phân NPK tỷ lệ cân bằng và vôi để điều chỉnh pH, sát khuẩn.

Liều lượng phân bón lót cho sầu riêng trên mỗi hố trồng:

  • Phân hữu cơ: bà con có thể sử dụng 15-30 kg phân chuồng hoai mục hoặc 1-2 kg phân hữu cơ vi sinh.
  • Vôi: pH tối ưu của cây sầu riêng là 6.0-6.5. Vì vậy, nhà vườn cần đo pH đất và bổ sung lượng vôi phù hợp để cân bằng pH.
  • Phân NPK: 200-300g Cytobase NPK 20-20-20+TE

c. Cách bón lót phân NPK cho sầu riêng trước khi trồng

Bước 1: Lên mô, đào hố trồng 

  • Nhà vườn nên đắp mô cao từ 0.5m trở lên, đường kính 0.8-1m để dễ xiết nước khi xử lý ra hoa. Trường hợp, trồng tại Đồng bằng sông Cửu Long nên đào mương để hạn chế hiện tượng ngập úng.
  • Sau đó đào hố trồng trên mô với kích thước 60x60x60 cm

Bước 2: Trộn đều phân bón lót với liều lượng như trên cùng với phần đất được đào từ hố với lượng vừa đủ để khi lấp lại bằng với mặt đất tự nhiên. Sau đó đợi 10-15 ngày và bắt đầu trồng cây con.

Bước 3: Đào 1 lỗ chính giữa hố đã được trộn phân sao cho vừa với bầu cây giống.

Bước 4: Dùng kéo cắt bịch nilon cẩn thận để không làm tổn thương rễ và không được làm bể bầu rễ. Nếu rễ trong bầu mọc ngược, bà con nên cắt rễ sát đít bịch để kích thích cây mau bám rễ.

Bước 5: Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con. .

Lưu ý: Trồng ngang bằng hoặc cao hơn so với mặt hố để tránh ngập úng. 

Bước 6: Cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã. Sau đó phủ rơm rạ hay cỏ khô để giữ ẩm (không che phủ sát gốc cây). Che mát cây con thời gian đầu (chú ý: không che quá 50% ánh sáng mặt trời). 

Cách bón lót phân NPK cho sầu riêng trước khi trồng

Hình: Đắp mô và đào mương trồng sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long

3. Cách bón phân NPK cho sầu riêng giai đoạn kiến thiết cơ bản

a. Thời điểm bón phân NPK cho cây sầu riêng con

Sau khi trồng thấy cây ra cơi đọt đầu tiên mới tiến hành bón phân. Lượng phân bón nên chia nhỏ làm nhiều lần bón (4-9 lần) hoặc hai lần (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa), tùy vào công lao động.

b. Liều lượng bón phân NPK cho sầu riêng

Khi bón phân NPK cho cây sầu riêng, bà con nên kết hợp thêm phân chuồng để tăng khả năng giữ phân NPK và phục hồi cấu trúc đất.

Phân hữu cơ: 10 - 30 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 3 - 5 kg hữu cơ vi sinh)/cây/năm, định kỳ 1 lần/năm. 

  • Liều lượng phân chuồng hoai mục cho cây năm 1, năm 2: khoảng 10 - 20 kg/cây.
  • Liều lượng phân chuồng hoai mục cho cây năm 3, năm 4: là 25 - 30 kg/cây.
  • Bà con nên kết hợp bón phân chuồng với nấm sinh học đối kháng Trichoderma để hạn chế các dòng nấm hại có trong đất như Phytophthora palmivora.

Phân vô cơ: có thể sử dụng phân đơn (ure, lân, kali) hoặc phân NPK để bón cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Tuổi cây (năm) Tổng liều lượng N-P-K nguyên chất (g/cây/năm) Hoặc quy đổi tương đương
N P2O5 K2O Cytobase NPK 20-20-20+TE (g/cây/năm) Ure (g/cây/năm) Kali Nitrat (g/cây/năm)
1 200-300 100-200 100-200 500-1000 200 0
2 300-450 200-300 200-300 1000-1500 300 0
3 450-600 300-400 350-500 1500-2000 300-400 100-200
4 600-750 400-500 600-700 2000-2500 400-500 400

 

Cách bón phân NPK cho sầu riêng giai đoạn kiến thiết cơ bản

Hình: Cây sầu riêng giai đoạn kiến thiết cơ bản

c. Cách bón phân NPK cho sầu riêng

  • Cách bón phân cho sầu riêng năm 1-2: Pha phân NPK với nước để tưới xung quanh tán cây.
  • Cách bón phân cho sầu riêng năm thứ 3 trở đi: đào rãnh với kích thước rộng 10-15cm, sâu 5cm xung quanh tán cây, sau đó rắc đều phân và phủ đất lên.

Cách bón phân NPK cho sầu riêng

Hình: Cách đào rãnh để bón phân NPK cho sầu riêng

4. Cách bón phân NPK cho sầu riêng thời kỳ kinh doanh

a. Sau khi thu hoạch

Phân hữu cơ: 

  • Phân chuồng hoai mục với liều lượng 20-30kg/cây. Hoặc phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 3-4kg/cây.
  • Kết hợp nấm Trichoderma để ngừa nấm bệnh hại trong đất.

Phân NPK:

  • Công thức: sử dụng phân bón NPK đạm, lân cao để kích thích ra đọt, ra rễ, phục hồi sau thu hoạch. Nhà nông có thể sử dụng phân bón Cytobase NPK 20-20-20+TE kết hợp phân DAP theo tỷ lệ 1:1.
  • Liều lượng: 1-2 kg/cây.

b. Tạo mầm hoa và kích thích trổ hoa

Điều kiện để xử lý ra hoa cây sầu riêng

  • Không nên kích thích ra hoa đối với những trường hợp sau: cây 1-3 năm tuổi, chưa trưởng thành, cây sinh trưởng kém (lá thưa, ít hoặc bị bệnh thán thư hay rụng lá do nấm Phytophthora spp.)
  • Để đảm bảo cây đủ sức nuôi trái tốt thì bộ lá phải có ít nhất 2 cơi lá (cây đã ra được 2 lần đọt và lá đã già hoàn chỉnh)

1 tháng trước khi xử lý ra hoa

Mục tiêu: làm giảm sinh trưởng sinh dưỡng của cây, phát tín hiệu hình thành mầm hoa.

Áp dụng các biện pháp kích thích ra hoa giúp cây ra hoa tập trung, không ra hoa đậu trái nhiều đợt sẽ tránh được tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa quá trình phát triển trái đọt non; sự cạnh tranh giữa các đọt hoa, giữa hoa và trái non và giữa trái nhỏ và trái lớn.

Sự cạnh tranh dinh dưỡng trên cây sầu riêng thường cây ra hiện tượng rụng hoa, trái non và sượng cơm trái.

Cách thực hiện: phun NPK lân cao (CytoGreen NPK 15-68-15) để thúc đẩy hình thành mầm hoa.

Liều lượng: 0.3-0.5 kg/200L nước.

7 ngày trước khi xử lý ra hoa

Bước 1: Phun CytoStop giúp chặn đọt, già lá nồng độ 500mL/200L nước.

Bước 2: Bắt đầu xiết nước cho đến khi xử lý ra hoa.

Xử lý ra hoa khi cơi đã mở hết lưỡi mèo (mầm lá non)

Bước 1: Phun hỗn hợp xử lý ra hoa gồm: 2 chai CytoStop 500mL + 1 chai CytoCabo 500mL + 1 chai CytoGal Plus 500mL pha trong 500L nước.

Bước 2: Phủ bạt trên mặt đất để tạo sự khô hạn nhân tạo

Bước 3: Xiết nước hoặc rút hết nước ra khỏi mương (đối với Đồng bằng sông Cửu Long)

Hình: Xiết nước và phủ bạt, kích thích ra hoa sầu riêng

Hình: Xiết nước và phủ bạt, kích thích ra hoa sầu riêng

Lưu ý:

  • Thời gian bắt đầu ra hoa phụ thuộc và từng giống, thời vụ và kỹ thuật xử lý. Trung bình thời gian từ khi kích thích đến khi nhú mầm hoa từ 25-30 ngày. Nếu điều kiện thuận lợi cây sẽ ra hoa sớm hơn, từ 20-25 ngày. Ngược lại, khi mưa thời gian nhú mầm hoa có thể kéo dài đến 35-40 ngày. 
  • Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa phát triển. Cuốn nilon phủ mặt đất, bón phân và tưới nước cho mầm hoa (mắt cua) phát triển. 

c. Giai đoạn ra hoa

Nhú mầm hoa (mắt cua) từ 20-30 ngày sau khi xử lý ra hoa

Kích thích trổ hoa và phá miên trạng mầm hoa: Khi nhú mầm hoa (mắt cua) phun Kali Nitrat (KNO3) nồng độ 0.5-1% (5-10g/L nước) phun đều lên mầm hoa, để thúc hoa phát triển đồng loạt, ngừa tình trạng mầm hoa bị miên trạng (chai).

Kéo mắt cua

Thời điểm: sau khi phá miên trạng thành công (dấu hiệu: mắt cua lớn nhanh)

Sử dụng 500ml CytoGal Plus và 500ml CytoMin Plus cho 500 lít nước. Có thể kết hợp với thuốc nấm trong giai đoạn này.

Mắt cua 1 tuần – 10 ngày tuổi

Bước 1: Bón phân Cytobase NPK 20-20-20+TE kết hợp với phân ure theo tỷ lệ 3:1 hoặc phân bón 20-10-10 liều lượng 0.5-0.7kg/cây 

Bước 2: Tưới với lượng nước đủ ẩm ở những ngày đầu, sau đó lượng nước tăng dần để mắt cua phát triển nhưng tránh tình trạng ngập nước vì nước quá nhiều sẽ kích thích ra lá.

Mắt cua sầu riêng

Hình: Mắt cua sầu riêng

Kích đọt sầu riêng

Mục tiêu: phát triển thêm 1 đợt lá để cây quang hợp tốt, nguồn cung cấp dinh dưỡng (carbohydrat - sản phẩm quang hợp) để nuôi quả sau này.

Thời điểm: khi mầm hoa xuất hiện khoảng 7-10 ngày (mầm hoa dài 4-5 cm) 

Cách thực hiện: phun phân bón lá đạm cao (NPK tỷ lệ 3:1:1) để kích thích ra đọt non. 

Lưu ý: Thời điểm kích thích sao cho lá non nở ra cùng thời điểm với hoa nở sẽ không có sự cạnh tranh giữa hoa và đọt non. Nếu kích thích ra đọt trễ (khi hoa đã nở), hoa thường bị rụng do đọt non chưa có khả năng quang hợp, cây sẽ ưu tiên dinh dưỡng để nuôi đọt.

Búp 20 ngày

Mục tiêu: nuôi mắt cua, nuôi đọt non

Bước 1: NPK cân bằng (Cytobase 20-20-20+TE) để tập trung dinh dưỡng nuôi bông. Liều lượng: 0.5-1 kg/cây

Bước 2: Vi lượng (CytoCombi) và Amino acid (CytoMin Plus) qua lá để giúp lá xanh dày, khỏe, tăng quang hợp

Bón phân NPK cho búp sầu riêng 20 ngày tuổi

Hình: Búp sầu riêng 20 ngày tuổi

Búp 40 ngày (trước xổ nhụy 15 ngày)

Sử dụng 1 chai CytoGal Plus 500mL + 1 chai CytoCabo 500mL + 2 gói CytoFive 100g pha trong 500mL nước (khoảng 2 phuy)

Cách sử dụng: phun trực tiếp vào búp hoa.

 Bón phân NPK giai đoạn búp sầu riêng 40 ngày tuổi (trước xổ nhụy 15 ngày)

Hình: Búp sầu riêng 40 ngày tuổi (trước xổ nhụy 15 ngày)

d. Giai đoạn trái non

Mục tiêu: Hạn chế rụng trái non

Phun thuốc ngừa sâu bệnh

Tưới nước đủ ẩm, không thể thiếu nước trái phát triển kém

Để tăng hiệu quả hạn chế rụng trái non, nhà vườn có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

e. Giai đoạn phát triển trái

Trái 7-10 ngày sau khi đậu trái

Đối với cây sầu riêng cơi nhiều, lá nhiều thì nuôi trái càng năng suất. Kích đọt sầu riêng bằng cách bón phân NPK đạm cao (tỷ lệ 2:1:1 hay 3:2:1), kết hợp phun phân bón lá NPK đạm cao (tỷ lệ 3: 1: 1) để giúp lá non nhanh "trưởng thành". Việc này làm hạn chế trường hợp cây vừa nuôi lá non, vừa nuôi trái dẫn đến rụng trái. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó, nếu nhà vườn chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên tạo cơi đọt trong giai đoạn này.

Lưu ý: Tưới nước đủ ẩm, không để thiếu nước, làm trái phát triển kém.

            Phun thuốc ngừa sâu đục trái

10-20 ngày sau khi đậu trái

Phun ngừa sâu đục trái

Phun Canxi Bo (CytoCabo) để khắc phục hiện tượng cháy múi trên Ri6

20-25 ngày sau khi đậu trái

Tỉa trái non lần 1: trái méo, chùm hay cành có nhiều trái

Bước 1: Phun CytoStop chặn đọt, già lá nồng độ 500mL/200L nước ngăn chặn sự ra đọt non, 10-15 ngày/lần. Nếu đọt đã ổn định thì không cần.

Bước 2: Thúc phát triển trái Cytobase NPK 20-20-20+TE có thể kết hợp với phân ure với tỷ lệ 3:1 nếu cây ra nhiều trái. Liều lượng trung bình 1-1.5kg/cây tùy theo tuổi cây và số trái.

Bước 3: Sử dụng Amino acid (CytoMin Plus). Liều lượng 30mL/25L nước.

Lưu ý: nên dùng phân không có gốc Clo như KCl.

55-60 ngày sau khi đậu trái

Bước 1: Bón gốc phân Cytobase NPK 20-20-20+TE liều lượng 0.5-1kg/cây

Bước 2: Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục từ 1-2 kg/cây

Lưu ý:

  • Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0.2% để hạn chế hiện tượng sượng cơm hoặc bổ sung Canxi Bo (CytoCabo) để khắc phục hiện tượng cháy múi trên sầu riêng Ri6.
  • Có thể phun Amino acid (CytoMin Plus) vào trái để trái phát triển đều.

bón phân NPK cho sầu riêng nuôi trái 50-60 ngày

Hình: Cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái 50-60 ngày

75-80 ngày sau khi đậu trái

Bước 1: Phun MgSO4 nồng độ 0.2% để hạn chế sượng cơm

Bước 2: Bón gốc phân Cytobase NPK 13-5-35 với liều lượng 0.5-1 kg/cây

Lưu ý: Để hạn chế sượng cơm sầu riêng, nhà vườn nên sử dụng sản phẩm

Bón phân NPK cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái 70 ngày

Hình: Cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái 75-80 ngày

5. Lưu ý khi bón phân NPK cho cây sầu riêng

  • Không dùng các loại phân có chứa Clo để bón cho sầu riêng vì dễ làm cho quả bị sượng.
  • Để chặn đọt non, tạo điều kiện ra ha và đậu quả được tốt, nhà vườn nên dùng Cytostop hoặc Kali Nitrat (KNO3) hoặc MKP để phun lên lá, nồng độ và cách phun theo khuyến cáo trên bao bì.
  • Liều lượng phân bón tùy thuộc vào tuổi cây và đường kính tán cây.
  • Bón cách gốc cây 5-20cm vì phần gần gốc không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt.
  • Tưới đủ nước sau khi bón phân vì sự khô hạn sẽ làm phân bón bị thất thoát do bay hơi.
  • Không bón phân NPK lúc trời nắng nóng, đất khô hoặc sau trận mưa lớn, đất bí, trời lạnh.
  • Vào mùa nắng, bà con nên sử dụng phân NPK đạm cao trừ hao do bốc hơi.
  • Những vùng đất phèn nên tăng lượng lân so với nhu cầu của cây để trừ hao lượng lân bị cố định trong đất phèn.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách bón phân npk sầu riêng hiệu quả - tiết kiệm. Số liệu trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có chương trình sử dụng bón phân khác nhau. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!