PHÂN BÓN NPK LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN - NHÀ NÔNG CẦN BIẾT

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước36,9290

Phân NPK là một loại phân bón được sử dụng rộng rãi trong canh tác nông nghiệp. Mặc dù đây là loại phân bón phổ biến, nhưng nhiều nhà nông chưa hiểu rõ phân bón NPK là gì, đặc điểm, tính chất của loại phân này. Từ đó, nhà nông không biết cách chọn phân NPK phù hợp dẫn đến sử dụng phân không hiệu quả và ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng. Trong bài viết này, Funo sẽ cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết về phân bón NPK.

1. Phân bón NPK là gì?

NPK là viết tắt của ba từ: đạm (N), lân (P), Kali (K) đây là 3 nguyên tố đa lượng, được cây trồng sử dụng với số lượng lớn để duy trì sự sống, sinh trưởng và sự phát triển của cây. Phân bón NPK là yếu tố chính quyết định sự sống và năng suất cây trồng.

Một số loại phân NPK có tỷ lệ NPK phổ biến được sử dụng trong nông nghiệp công nghệ cao như:

2. Những chỉ số, ký hiệu trên bao bì phân NPK có ý nghĩa gì?

Những con số trên bao bì phân NPK thể hiện phần trăm dinh dưỡng từng nguyên tố tương ứng theo thứ tự đạm (N), lân (P), và Kali (K).

Ví dụ: phân NPK 15-5-40 có nghĩa là trong sản phẩm chứa

    • 15% lượng đạm (N) 
    • 5% lượng lân (P2O5)
    • 40% lượng Kali (K2O) 

Ngoài thành phần chính là 3 nguyên tố đa lượng, một số nhà sản xuất bổ sung thêm trung, vi lượng phù hợp đối tượng cây trồng và mục đích sử dụng.

Để nhận biết sản phẩm có bổ sung thêm trung vi lượng hay không? Bà con cần lưu ý các ký hiệu trên bao bì như sau:

  • TE từ viết tắt của “Trace Elements” để chỉ các nguyên tố vi lượng

Ví dụ: Phân Cytobase NPK 20-20-20+TE nghĩa là loại phân NPK có dinh dưỡng vi lượng

Phân bón Cytobase NPK 20-20-20+TE

Hình: Phân bón Cytobase NPK 20-20-20+TE

Xem thêm: Phân NPK TE là gì? Tại sao nên sử dụng phân NPK TE?

  • MgO: bổ sung trung lượng Magie

Ví dụ: Phân bón CYTOVITA SF NPK 12-6-36+2.5MgO+TE nghĩa là loại phân này có chứa 2.5% Magie (MgO)

 Phân bón CYTOVITA SF NPK 12-6-36+2.5MgO+TE

Hình: Phân bón CYTOVITA SF NPK 12-6-36+2.5MgO+TE

  • S: bổ sung trung lượng lưu huỳnh

Ví dụ: Phân bón CYTOVITA DF NPK 6-12-36+3MgO+8S+TE nghĩa là loại phân này chứa 8% lưu huỳnh (S)

 Phân bón CYTOVITA DF NPK 6-12-36+3MgO+8S+TE

Hình: Phân bón CYTOVITA DF NPK 6-12-36+3MgO+8S+TE 

3. Vì sao nhà nông cần quan tâm các chỉ số trên? Nguyên tắc cần nhớ khi chọn công thức NPK

Mỗi loại cây trồng và mỗi giai đoạn sinh trưởng có nhu cầu về đạm, lân và Kali khác nhau. Vì vậy, việc hiểu rõ tỷ lệ của NPK giúp nhà nông lựa chọn công thức NPK phù hợp, hiệu quả.

  • Đạm giúp cây tăng chiều cao, phát triển lá, thân, chồi, tăng sinh khối trái. Sự thiếu hụt đạm sẽ làm lá mỏng, cây lớn chậm, quả nhỏ, còi cọc.
  • Lân giúp kích thích rễ phát triển, hỗ trợ phân hóa mầm hoa, đậu quả. Nếu thiếu lân, cây trồng phát triển rễ kém, hấp thu dinh dưỡng kẽm, khó đậu hoa.
  • Kali giúp cây chống chịu với điều kiện môi trường, tăng trọng lượng và chất lượng nông sản. Thiếu Kali sẽ làm cho cây trồng giảm khả năng chống chịu trước bất lợi môi trường, quả thiếu ngọt, màu sắc nhợt nhạt, chất lượng kém.

Với những vai trò trên, Funo chia sẻ nguyên tắc lựa chọn công thức NPK theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây như sau:

     Giai đoạn Đạm (lá, chồi, thân) Lân (rễ, hoa) Kali (trái, hoa) Ví dụ
Giai đoạn sinh trưởng (cây con hoặc chưa cho trái) Cần nhiều Cần nhưng ít hơn đạm Cần thấp nhất 22-22-10
Tạo mầm hoa, nuôi hoa Cần nhưng ít hơn lân Cần nhiều Cần thấp nhất 10-55-10
Nuôi trái Cần nhiều Cần nhiều Cần thấp nhất 20-20-15
Tăng năng suất và chất lượng trái Cần ít Cần ít Cần nhiều 13-5-35

Xem thêm: Bí quyết chọn phân NPK nuôi trái to, nặng ký, năng suất tối đa

Lưu ý:

  • Nông dân chưa có kinh nghiệm thì có thể lựa chọn phân chứa lượng NPK cân bằng (NPK ba số), tuy chưa tối ưu về mặt dinh dưỡng nhưng đảm bảo an toàn cho cây trồng.

Ví dụ: 

Phân Cytobase NPK 20-20-20+TE

Phân Cytovita NPK 20-20-20+TE

Phân Cytovita NPK 19-19-19+TE

  • Phân NPK ba số có thể sử dụng linh hoạt trong suốt quá trình canh tác cây trồng vì phân NPK cân bằng dễ dàng trộn thêm với các loại phân đơn để phù hợp cho các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
    • Giai đoạn sinh trưởng: trộn thêm phân đạm, lân (phân MAP, DAP)
    • Phân hóa mầm hoa: trộn thêm lân (Super Lân)
    • Khi trái đã đạt kích thước tối đa, tăng độ ngọt, màu sắc: trộn thêm Kali (Kali Sunfat)

Xem thêm: Công thức trộn phân đơn thành NPK đơn giản, chi tiết

4. Các loại phân NPK trên thị trường

Dựa vào cách sản xuất, phân NPK chia thành 3 loại phổ biến như: phân trộn và phân phức hợp

  • Phân trộn: là phân được tạo thành do sự trộn cơ học các loại phân đơn đạm, lân, Kali không có phản ứng hóa học giữa những chất đó. 
    • Loại phân này thường có nhiều màu, với mỗi màu chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau, từ 1-2 nguyên tố đa lượng. Ví dụ: phân chứa urê có màu trắng chứa 46% đạm; hạt màu đỏ thường là phân Kali Clorua chứa 60% Kali; hạt DAP có màu đen hoặc xanh, hoặc nâu... chứa 18% đạm và 46% lân.
    • Do mỗi hạt có thành phần dinh dưỡng khác nhau nên mỗi hạt phân sẽ có tỷ trọng khác nhau. Trong quá trình vận chuyển, các hạt nặng, hạt nhỏ sẽ di chuyển xuống đáy bao còn các hạt nhẹ, hạt to sẽ di chuyển lên miệng bao. Vì vậy, khi bà con sử dụng phân NPK 3 màu thường gây không đồng đều dinh dưỡng nếu không trộn đều phân trước khi sử dụng.

So sánh phân NPK trộn và NPK phức hợp

Hình: So sánh phân NPK trộn và NPK phức hợp

  • Phân phức hợp: là loại phân được điều chế dưới tác dụng hóa học từ các nguyên liệu ban đầu. 
    • Phân NPK phức hợp thường có 1 màu và mỗi hạt đều chứa đủ 3 nguyên tố đa lượng với tỷ lệ giống như tỷ lệ trên bao bì.
    • Tỷ lệ hàm lượng NPK của các hạt phân đều bằng nhau, do vậy không xảy ra tình trạng phân lớp dinh dưỡng. Phân bón NPK phức hợp khắc phục hạn chế mất cân đối dinh dưỡng so với phân hỗn hợp 3 màu (phân trộn).
    • Sử dụng phân bón NPK phức hợp giúp cho rễ cây hấp thu đồng đều các nguyên tố dinh dưỡng, không gây ra sự mất cân đối cục bộ hoặc thiếu hụt dinh dưỡng nhất thời.
  • Phân tưới hòa tan: cũng là một dạng phân phức hợp, tuy nhiên được sản xuất bằng công nghệ cao, thường dùng trong hệ thống tưới.
    • Phân bón ở dạng hạt nhỏ, bột mịn hoặc cốm, dễ dàng hòa tan trong nước
    • Được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến, đảm bảo tan nhanh, hoàn toàn, không làm nghẹt béc
    • Chỉ cần một lượng nhỏ phân bón đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế thất thoát phân bón

Xem thêm: Các loại phân NPK phức hợp cao cấp được nhập khẩu từ châu Âu

Cytovita NPK 20-20-20+TE

Cytovita NPK 19-19-19+TE

Cytovita NPK 13-5-35+TE

Cytovita NPK 10-5-40+TE

5. Ưu điểm của phân NPK trộn sẵn so với khi trộn hỗn hợp phân đơn

  • Phân NPK đã được sản xuất hoàn chỉnh để cho quá trình trồng trọt trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Nhà nông chỉ cần sử dụng phân bón mà không cần phải tốn thời gian trộn hỗn hợp các loại phân đơn - điều này sẽ tránh được tình trạng trộn dinh dưỡng không đều.
  • Nhà sản xuất đã đầu tư nghiên cứu và phát triển các công thức NPK chuyên dùng cho các loại cây trồng, nên hiệu quả cao hơn so với việc tự trộn các loại phân đơn.

6. Hạn chế của phân NPK trộn sẵn so với khi trộn hỗn hợp phân đơn

  • Thực tế,  nhà nông khó sử dụng một loại phân NPK cho suốt quá trình sinh trưởng của cây vì phân NPK được phối trộn sẵn, gây khó khăn cho việc điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng.

Ví dụ: Nếu muốn sử dụng phân NPK 15-5-40 cho giai đoạn cây con, bạn cần giảm 40% Kali xuống 5%, nhưng việc này không thể thực hiện được. 


Trên đây là bài chia sẻ chi tiết Phân NPK là gì, đặc điểm, tính chất và nguyên tắc sử dụng. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!