BÍ QUYẾT CHỌN PHÂN NPK NUÔI TRÁI TO, NẶNG KÝ, NĂNG SUẤT TỐI ĐA

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước16,2460

Giai đoạn nuôi trái là giai đoạn quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Ở giai đoạn này, cây trồng cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là phân NPK để tập trung nuôi trái. Bên cạnh đó, phân NPK cũng ảnh hưởng đến các vấn đề trong giai đoạn nuôi trái như rụng trái non, méo trái, sượng trái, nhỏ trái,… Cùng nghe kỹ sư nông học nhiều năm kinh nghiệm từ Funo chia sẻ bí quyết chọn phân NPK nuôi trái to, nặng ký, năng suất tối đa!

1. Vai trò của phân NPK trong giai đoạn nuôi trái

  • Phân đạm (N) thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây và tăng kích thước trái tối đa. Bên cạnh đó, phân đạm còn đảm bảo quá trình quang hợp hiệu quả, cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng để cây sung khỏe, giảm suy kiệt ở giai đoạn sau thu hoạch.
  • Phân lân (P) là yếu tố quyết định sự ra hoa, đậu quả, quá trình chín của quả và hạt, giúp quả to, hạt chắc.
  • Phân bón Kali (K) giúp gia tăng trọng lượng trái, màu sắc quả đẹp khi chín và kéo dài thời gian bảo quản. Dinh dưỡng Kali cũng làm tăng vận chuyển đường tổng hợp đường trong quả, làm ngọt quả.

2. Những nguyên tắc và các loại phân NPK giai đoạn nuôi trái

Giai đoạn trái non (2 tuần sau khi đậu trái):

Ví dụ: giai đoạn 20-25 ngày sau khi đậu trái ở cây sầu riêng

Thúc phát triển trái Cytobase NPK 20-20-20+TE có thể kết hợp với phân ure với tỷ lệ 3:1 nếu cây ra nhiều trái. Liều lượng trung bình 1-1.5kg/cây tùy theo tuổi cây và số trái.

Giai đoạn trái lớn (chưa đạt kích thước tối đa)

Ví dụ: giai đoạn 55-60 ngày sau khi đậu trái ở cây sầu riêng

Bón gốc phân Cytobase NPK 20-20-20+TE liều lượng 0.5-1kg/cây

Trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái 50-60 ngày

Hình: Trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái 50-60 ngày

Giai đoạn trái đạt kích thước tối đa

  • Mục đích: tăng trọng lượng và chất lượng trái (độ ngọt quả, màu sắc, thời gian bảo quản sau thu hoạch,…)
  • Loại phân bón: NPK Kali cao

Ví dụ: giai đoạn 75-80 ngày sau khi đậu trái ở cây sầu riêng

Bón gốc phân Cytovita NPK 13-5-35 với liều lượng 0.5-1 kg/cây

Xem thêm: Sản phẩm NPK Kali cao nhập khẩu từ châu Âu

Cytovita NPK 13-5-35+TE

Cytovita NPK 12-6-36+2.5MgO+TE

Cytovita NPK 10-5-40+TE

Cytovita NPK 7.5-12-36+4.5MgO+TE

Trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái 75-80 ngày

Hình: Trái sầu riêng giai đoạn nuôi trái 75-80 ngày

Xem thêm: Bật mí cách bón phân cho sầu riêng bội thu 2023

Trường hợp đặc biệt: cây trồng cho trái chuyền (liên tục)

  • Mục đích: cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi hoa, trái nhỏ, trái lớn.
  • Loại phân bón: NPK cân bằng

Ổi: có thể sử dụng NPK tỷ lệ 2-1-2 (Ví dụ NPK 16-8-16) hoặc NPK cân bằng (NPK 19-19-19, 20-20-20, 17-17-17,…) với liều lượng 100-200g/gốc/15-20 ngày 1 lần

Dừa: NPK Kali cao (NPK 13-5-35) với liều lượng 2.5-3kg/gốc/năm, chia thành hai lần bón (đầu mùa mưa và cuối mùa mưa). 

Cây ổi đang nuôi nhiều lứa trái khác nhau

Hình: Cây ổi đang nuôi nhiều lứa trái khác nhau

3. Phân bón NPK trong các vấn đề thường gặp trong giai đoạn nuôi trái

a. Rụng trái non

Hiện tượng rụng trái non là cơ chế tự nhiên của cây trồng, tuy nhiên nếu rụng trái quá nhiều sẽ làm giảm năng suất cây trồng. Sự rụng trái có nhiều nguyên nhân như thời tiết, sâu bệnh hại và mất cân bằng dinh dưỡng,…

Không bón phân NPK vào giai đoạn trái vừa đậu trái vì sẽ dễ gây sốc dinh dưỡng, gây rụng trái non. Thời gian phù hợp để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái là từ 2-3 tuần sau khi đậu trái. Để cây đủ dinh dưỡng nuôi trái non trong 2-3 tuần đầu khi chưa được bón phân, nhà nông nên cung cấp đủ dinh dưỡng ở giai đoạn ra hoa bằng cách sử dụng NPK cân bằng vừa giúp nuôi bông và trái non sau này.

Cây không sung sức hoặc ra trái quá nhiều, dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm cây không đủ sức nuôi toàn bộ trái. Nhà nông có thể bổ sung thêm NPK cân bằng 20-20-20 với liều lượng 0.3-0.5kg/gốc tùy tình trạng.

Nhú đọt non ngay sau khi đậu trái do mưa nhiều hoặc thừa đạm. Khi đó, đọt non sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, dẫn đến trái bị rụng. Giải pháp cho vấn đề này là phun chặn đọt toàn bộ lá bằng sản phẩm MKP (NPK 0-52-34) với nồng độ 1-1.5% hoặc sản phẩm Cytostop (NPK 0-37-48) với nồng độ 0.25%.

b. Méo trái

Mất cân đối dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng méo trái. Trong đó, thừa nguyên tố Kali và Canxi dẫn đến ức chế hấp thu chất khác (chủ yếu là dinh dưỡng đạm cần cho sự phát triển kích thước). Vì vậy, ở giai đoạn phát triển trái, nhà nông nên lựa chọn công thức NPK đạm lân cao hoặc NPK cân bằng. Công thức NPK Kali cao chỉ nên sử dụng khi trái đã đạt kích thước tối đa.

c. Sượng trái

Sượng trái là vấn đề thường gặp ở cây sầu riêng, cây có múi, hồng xiêm,… làm giảm đáng kể chất lượng và giá trị nông sản. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nhà nông sử dụng phân bón chứa Clo (Cl) trong giai đoạn nuôi trái. Nguyên tố Clo thường ở dạng KCl (phân Kali đỏ, Kali miểng) là một trong những thành phần cấu tạo nên phân bón NPK.

Vì vậy để đảm bảo chất lượng nông sản, nhà nông nên lựa chọn những sản phẩm NPK cao cấp, có nguồn nguyên liệu Kali từ Kali Sunfat (K2SO4) hoặc Kali Nitrat (KNO3).

Xem thêm: Sản phẩm NPK cao cấp, 100% từ K2SO4 và KNO3, không chứa kim loại nặng, Natri và Clo

Cytovita NPK 13-5-35+TE

Cytovita NPK 12-6-36+2.5MgO+TE

Cytovita NPK 10-5-40+TE

Cytovita NPK 7.5-12-36+4.5MgO+TE

Trái sầu riêng bị sượng cơm

Hình: Trái sầu riêng bị sượng cơm

d. Nứt trái

Hiện tượng nứt trái thường xuất hiện khi trái đã lớn, đặc biệt là ở quả cam, bưởi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do bất lợi thời tiết, sâu bệnh và mất cân đối dinh dưỡng. Khi cây bị thừa đạm làm ức chế sự hấp thu Canxi dẫn đến tình trạng phần thịt trái phát triển hơn phần vỏ trái, tạo áp lực lên vỏ trái gây ra hiện tượng nứt trái. 

Nhà nông nên sử dụng cân đối dinh dưỡng đa, trung vi lượng; hạn chế bón thừa đạm và bổ sung Canxi Bo giai đoạn trái lớn.

e. Chai trái, nhỏ trái

Kali là nguyên tố dinh dưỡng được nhà nông ưa chuộng trong giai đoạn nuôi trái vì nguyên tố dinh dưỡng này làm tăng chất lượng và trọng lượng trái rõ rệt. Tuy nhiên, cây trồng có nhu cầu Kali cao khi trái đã phát triển tối đa về kích thước. Nếu nhà nông sử dụng NPK Kali cao giai đoạn trái lớn sẽ ức chế hấp thu đạm (dinh dưỡng quan trọng để phát triển trái), làm trái bị còi, nhỏ trái.

4. Lưu ý cần nhớ khi sử dụng phân NPK nuôi trái ở cây ăn quả

  • Kết hợp phân hữu cơ để tăng hiệu quả hấp thu phân bón NPK vì phân hữu cơ là nền giữ phân NPK, tạo độ ẩm và tạo sự phát triển của rễ.
  • Bà con nên chia thành nhiều lần bón phân để hạn chế tình trạng “đói” dinh dưỡng trong thời gian dài, đặc biệt là giai đoạn cần nhiều dinh dưỡng như nuôi trái.
  • Bón phân NPK theo hình chiếu đường kính tán, nơi vùng rễ hoạt động, để tăng hiệu quả hấp thu phân bón
  • Cần thực hiện tưới đủ nước sau khi bón phân, để hạn chế hiện tượng bốc hơi dinh dưỡng, đặc biệt là đạm.
  • Để đạt hiệu quả cao thì mặt đất tơi xốp, thoáng khí bằng cách xới nhẹ trên bề mặt, giúp dinh dưỡng đi sâu vào mặt đất. 
  • Bà con nên chuẩn rơm phủ gốc để giữ ẩm và giữ phân bón.

Xem thêm: Cách bón phân NPK – Cẩm nang hướng dẫn chi tiết

Trên đây là chia sẻ bí quyết chọn phân NPK nuôi trái cho từng giai đoạn. Số liệu trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có chương trình sử dụng bón phân khác nhau. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!