BÍ QUYẾT TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG DƯA LEO NHỜ BÓN PHÂN SILIC

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng một năm trước1,0840

Dưa leo, hay còn gọi là dưa chuột, là loại rau ăn quả quan trọng, được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Phân bón rất cần thiết để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Nhu cầu phân bón của dưa leo khá cao do mật độ cây trên một đơn vị diện tích cao và thời gian thu hoạch dài, liên tục. Phân bón Silic có nhiều vai trò đối với cây trồng: tăng năng suất, chất lượng trái, giảm tác hại của bất lợi môi trường, phòng ngừa bệnh hại,… Cùng Funo.vn tìm hiểu vai trò của phân bón Silic đến năng suất và chất lượng quả dưa leo!

1. Phân bón Silic làm tăng năng suất cây trồng

Bổ sung phân bón Silic thường xuyên cho cây dưa leo có thể cải thiện năng suất và giảm số lượng quả dưa leo không đạt tiêu chuẩn thị trường do dị dạng teo, cong, nhỏ,… Phân bón Silic có thể bổ sung qua lá hoặc qua rễ với nồng độ khác nhau nhưng đều tăng đáng kể số lượng và trọng lượng quả so với vườn dưa leo không bổ sung Silic.

Khối lượng và số lượng quả cao nhất được ghi nhận ở những vườn được bón phân Silic với nồng độ 1000 mg/L (bón qua rễ), 2000 mg/L (bón rễ) và 200 mg/L (bón lá). 

Khối lượng và số lượng quả không đạt tiêu chuẩn để bán thấp nhất ở những vườn bón phân Silic với liều lượng 200 mg/L (bón lá) và 1000 mg/L (bón rễ).

Bí quyết tăng năng suất, chất lượng dưa leo nhờ bón phân Silic

(Theo Emad Abd-Alkarim, 2019)

Ghi chú:

Năng suất sớm: là năng suất trong 9 lần thu hoạch đầu tiên

Năng suất đạt tiêu chuẩn thị trường: là sản lượng nông sản được bán ra trên thị trường

Năng suất không đạt tiêu chuẩn thị trường: là sản lượng nông sản không bán được do các vấn đề: quả nhỏ, teo, quá cong,.

Sự gia tăng năng suất ở dưa leo khi bón phân Silic có thể là do tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hoạt động quang hợp, giảm căng thẳng phi sinh học và hạn chế nấm bệnh. Vai trò đa năng của phân bón Silic đối với cây trồng trong điều kiện bất lợi môi trường, chống chịu bệnh hại, tăng hấp thu dinh dưỡng, nâng cao năng suất đã được chứng minh ở nhiều lợi ích ở nhiều cây trồng khác nhau.

Vai trò của phân bón Silic lên sự sinh trưởng và phát triển dưa leo

Hình: Vai trò của phân bón Silic lên sự sinh trưởng và phát triển dưa leo

Xem thêm: Tác dụng của phân bón Silic – nguyên tố dinh dưỡng đa năng

2. Tăng chất lượng quả dưa leo nhờ bón phân Silic

Các đặc điểm chất lượng quả, bao gồm cả hình dáng bên ngoài (hình dạng và màu sắc) và kết cấu (độ cứng) là những đặc điểm quan trọng nhất ở dưa leo vì chúng có liên quan trực tiếp đến giá trị thương mại của nông sản. Bên cạnh đó, tăng thời gian và chất lượng nông sản sau thu hoạch góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cho nhà nông. Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TSS) và axit ascorbic cao giúp tăng thời gian bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt, axit ascorbic còn giảm tổn thương do nhiệt độ lạnh gây ra.

Bón phân Silic qua lá và qua rễ đều làm tăng đáng kể độ cứng của quả ở 55, 70 và 85 ngày sau khi gieo so với vườn dưa leo không được bón phân Silic. Dinh dưỡng Silic thường được lắng đọng trong lớp biểu bì. Silic giúp mô cứng chắc, kích thích tổng hợp lignin – thành phần cấu tạo của thành tế bào. Sử dụng phân bón Silic đã được chứng minh là giúp vỏ quả cứng chắc hơn.

Nhìn chung, phân bón Silic không thay đổi đáng kể hàm lượng TSS của quả, ngoại trừ các giai đoạn 55 sau khi gieo. Cả hai cách bón Silic qua lá và rễ đều làm tăng đáng kể hàm lượng axit ascorbic so với vườn không được bổ sung. 

Bổ sung phân bón Silic giúp tăng độ cứng của quả, tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng axit ascorbic của quả dưa leo. Điều này góp phần nâng cao chất lượng quả và giá trị nông sản sau thu hoạch.

Bí quyết tăng năng suất, chất lượng dưa leo nhờ bón phân Silic

(Theo Emad Abd-Alkarim, 2019)

Xem thêm: 7 tác dụng của Silic đối với cam, quýt, bưởi,... nhà nông cần biết

3. Bón phân Silic tăng hấp thu dinh dưỡng, tiết kiệm phân bón

Khi bón phân Silic làm tăng nồng độ Silic trong lá và quả so với cây không được bón phân. Nồng độ Silic tích lũy ở lá cao hơn so với ở quả. 

Lá của cây đối chứng không được bón phân có hàm lượng Silic thấp nhất là 1,3%. Trong khi lá của cây được bón Silic chứa 1,38 - 1,57%. Hàm lượng Silic trong quả từ 1,05 - 1,65% tương ứng với sự tăng độ cứng của quả. Trong khi các cây đối chứng không bổ sung Silic có giá trị Si thấp nhất là 0,95%. Sự lắng đọng silica gel trên lá, thân và trái cây mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng như: cứng cây chống đổ ngã, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh hại, chống lại điều kiện môi trường bất lợi,….

Bổ sung Silic còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng đa lượng trong lá của dưa leo. Cả hai cách bón Silic qua lá và qua rễ đều làm tăng đáng kể nồng độ đạm (N) và lân (P) trên lá so với đối chứng không được bón phân Silic. Điều này có thể lý giải bởi Silic có khả năng kích thích sự kéo dài của rễ bên, làm tăng tổng diện tích bề mặt rễ và do đó làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước. 

7Bí quyết tăng năng suất, chất lượng dưa leo nhờ bón phân Silic

(Theo Emad Abd-Alkarim, 2019)

Vai trò Silic lên sự sinh trưởng phát triển của rễ

Hình: Vai trò Silic lên sự sinh trưởng phát triển của rễ

Kết luận

Bón phân Silic có thể cải thiện năng suất và chất lượng quả của dưa leo. Đặc biệt là bón Silic qua lá với nồng độ thấp hơn nhưng lại đạt hiệu quả tương đương với bón phân qua rễ. Phân bón Silic không chỉ giúp tăng năng suất chất lượng nông sản mà còn có vai trò tích cực trong phòng ngừa bệnh hại ở nhiều loại rau màu khác như cà chua.

Xem thêm: Phân bón Silic giải pháp kiểm soát bệnh héo xanh cà chua

                  Phân bón Silic - giải pháp tăng khả năng kháng bệnh bạc lá sớm cà chua

Funo cung cấp sản phẩm CYTOSICA với thành phần Silic, Canxi, Magie nồng độ cao được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0911 3111 00 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.