Phân bón vi lượng chelate là một trong những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Quản lý dinh dưỡng rất quan trọng để đạt được năng suất tối ưu trong sản xuất nông sản. Các phân vi lượng như Sắt (Fe), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn) rất dễ bị oxy hóa hoặc kết tủa trong đất, khiến cây không hấp thu được. Phân bón vi lượng chelate đã được nghiên cứu và phát triển để tăng hiệu quả sử dụng các chất vi lượng.
1. Phân bón vi lượng chelate là gì
Vi lượng chelate là một loại phân bón mà các ion vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu) được gắn với một phức hữu cơ có hình càng cua- gọi là chelate. Nhờ đó, các nguyên tố vi lượng được bảo vệ khỏi quá trình oxy hóa, kết tủa và cố định trong một số điều kiện nhất định. Giúp cây trồng hấp thụ các dinh dưỡng vi lượng nhanh hơn.
Từ “chelate” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “chelé”, dùng để chỉ càng của con tôm hùm. Có thể hình dung phân bón vi lượng chelate giống như một cái càng, khi đó ion kim loại được bao bọc bởi một phân tử hữu cơ lớn hơn, thường được gọi là phối tử hoặc chelator.
2. Tại sao cần sử dụng phân bón vi lượng chelate cho cây trồng?
Để cây trồng phát triển tốt, nhu cầu dinh dưỡng cây trồng, bao gồm cả chất dinh dưỡng phân bón vi lượng, phải được đáp ứng đầy đủ. Nếu đất bị thiếu hụt, cần sử dụng các nguồn vi lượng chelate. Cách làm này có lợi cho cây trồng mà không làm tăng nguy cơ phú dưỡng.
Các nguyên tố vi lượng như như Sắt (Fe), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn) rất dễ bị oxy hóa hoặc kết tủa trong đất, tạo thành các hợp chất không có tác dụng đối với thực vật. Lớp vỏ hữu cơ trong phân bón vi lượng chelate có thể bảo vệ chúng khỏi các phản ứng không mong muốn này, cải thiện tính hữu hiệu, giúp cây trồng hấp thu các vi lượng dễ dàng hơn và do đó góp phần vào năng suất và lợi nhuận của cây trồng.
Các phân bón vi lượng chelate cũng hiệu quả khi làm phân bón qua lá. Lá cây được phủ một lớp sáp tự nhiên kháng nước và các chất tích điện, khiến các khoáng dinh dưỡng khó xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, các phân tử hữu cơ có thể đi xuyên qua lớp sáp này. Lớp vỏ hữu cơ cho phép các chelate đi vào bên trong lá cây, sau đó giải phóng dinh dưỡng cho cây sử dụng.
Do đó, phân bón vi lượng chelate có thể cải thiện hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng vi lượng và giúp tiết kiệm chi phí hơn.
3. Nên sử dụng các loại vi lượng chelate nào?
Các phối tử EDTA, DTPA và EDDHA thường được sử dụng để sản xuất phân bón vi lượng chelate. Hiệu quả của chúng khác nhau đáng kể.
Ví dụ: Tính ổn định của ba loại vi lượng Sắt chelate điển hình khác nhau ở các điều kiện pH khác nhau (Hình 2). Hiệu quả của ba loại Sắt chelate này theo thứ tự: FeEDDHA > FeDTPA > FeEDTA. Tuy nhiên, trong thực tế, FeEDDHA có hiệu quả nhất khi pH > 7 nhưng giá thành cũng cao nhất. Vì vậy, tùy loại cây trồng và điều kiện môi trường mà chúng ta lựa chọn sử dụng cho phù hợp với chi phí sản xuất.
Trong đất có pH cao: cây trồng cũng dễ bị tổn thương do thiếu Đồng. Đồng chelate hiệu quả hơn Đồng vô cơ rõ rệt. Loại Đồng chelate thường được sử dụng là vi lượng chelate EDTA Cu 13% (đồng).
Ngoài độ pH, Mangan còn bị ảnh hưởng bởi độ thoáng khí, độ ẩm và hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Thiếu Mn xảy ra thường xuyên hơn ở đất khô và có pH cao. vi lượng chelate EDTA Mn 13% được sử dụng trong trường hợp này.
Vi lượng kẽm là một chất vi lượng khác có tính hữu hiệu liên quan chặt chẽ với độ pH của đất. Cây trồng có thể dễ bị thiếu Kẽm ở đất có pH > 7,3. Có thể dùng vi lượng chelate EDTA Zn 15% để bổ sung và ngăn ngừa việc thiếu hụt kẽm cho cây trồng.
4. Các loại phân bón vi lượng chelate tốt nhất hiện nay
- Vi lượng chelate Sắt: EDHHA Fe 6%; DTPA Fe 11%; EDTA Fe 13%
- Vi lượng chelate Kẽm: EDTA Zn 15%
- Vi lượng chelate Mangan: EDTA Mn 13%
- Vi lượng chelate Đồng: EDTA Cu 13%
Vì vậy, để mua các loại phân bón vi lượng chelate có thể xem ngay tại phân bón lá vi lượng của FUNO được nhập khẩu với chất lượng cao.