Kỹ thuật kéo đọt sầu riêng – bung đọt hiệu quả

Biên tập bởi [email protected]Đăng 4 tháng trước1,0500

Đọt sầu riêng phát triển nhất là trong giai đoạn nuôi trái. Việc đọt phát triển sẽ gây rụng trái. Bởi theo đặc tính sinh lý, cây sầu riêng sẽ nuôi đọt trước rồi mới tới nuôi trái. Đọt và trái sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Nên bà con cần kéo đọt sầu riêng để rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, không bị trùng vô nhịp sinh sản.Trong bài viết này, hãy cùng FUNO tìm hiểu về phương pháp kéo đọt sầu riêng nhé!

 

1) Kéo đọt sầu riêng là gì?

Kéo đọt trên là một biện pháp sử dụng dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng để giúp cho các cơi đọt đã hình thành (cơi đã nhú mũi giáo hoặc xuất hiện ở nách lá) rồi phát triển mạnh mẽ và đồng loạt.

Keo-dot-sau-rieng.jpg

Hình ảnh: đọt sầu riêng

2) Lợi ích của kéo đọt sầu riêng

Chuẩn bị giai đoạn nuôi quả: Qua kéo đọt, chuẩn bị đủ bộ lá trưởng thành (2-3 cơi) có khả năng quang hợp tốt để chuẩn bị đủ năng lượng nuôi hoa, trái, thúc đẩy cây và quả phát triển mạnh mẽ. 

Hạn chế rụng bông trái non: kéo đọt đúng thời điểm giúp nhà nông chủ động kiểm soát tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng. Kéo đọt làm lá nhanh già, đủ khả năng quang hợp, không bị trùng vô dịp ra bông, hạn chế sự đào thải bông, trái non.

3) Kéo đọt sầu riêng khi nào?

  • Giai đoạn cây con: Kéo đọt sầu riêng thường được thực hiện ở cây sầu riêng sau khi cây đã được trồng khoảng 1-4 năm tuổi.
  • Giai đoạn mầm hoa xuất hiện khoảng 7-10 ngày (mầm hoa dài 4-5 cm): Ra hoa là giai đoạn nhạy cảm, rất dễ dẫn đến hiện tượng rụng bông trái non. Vì vậy, kéo đọt trong giai đoạn ra hoa là kỹ thuật khó, nhà vườn thường sử dụng cách đơn giản hơn là chặn đọt. Nếu nhà vườn đã có nhiều kinh nghiệm, muốn tăng thêm 1 cơi lá để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng thì cần lưu ý nên kéo đọt khi mầm hoa xuất hiện 7-10 ngày và sử dụng thêm phân thuốc giúp nhanh già lá.
  • Giai đoạn sau thu hoạch: Kích thích cây ra đọt non cần được thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Đây là biện pháp quan trọng, quyết định khả năng ra hoa và nuôi trái trong mùa tới. Chất dự trữ trong cây sầu riêng được tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, lá bị sâu bệnh tấn công cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém.

Cac-thoi-diem-thich-hop-de-keo-dot-cho-sau-rieng-hieu-qua.png

Hình ảnh: Các thời điểm thích hợp để kéo đọt cho sầu riêng hiệu quả

4) Cách kéo đọt sầu riêng thành công

  • Bón gốc và phun NPK có hàm lượng đạm cao.
  • Kết hợp phun phân qua lá chứa hàm lượng đạm cao, amino acid,...
  • Sử dụng phân có lượng đạm cao.
    Tham khảo: CYTOROOT 

Hi vọng với những thông tin FUNO chia sẻ trên đây, bà con nông dân hiểu rõ hơn về phương pháp kéo đọt sầu riêng. Nếu có thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911311100 để được FUNO tư vấn chi tiếtmiễn phí nhé!