Những lưu ý khi chăm sóc sầu riêng mùa khô mà nhà nông cần biết

Biên tập bởi [email protected]Đăng 7 tháng trước1,7580

Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây sầu riêng. Việc chăm sóc sầu riêng vào mùa khô có những điểm khác với việc chăm sóc sầu riêng vào mùa mưa. Hôm nay, hãy cùng Funo tìm hiểu về những lưu ý khi chăm sóc sầu riêng vào mùa khô nhé!

 

1) Tưới nước cho sầu riêng mùa khô

Vào mùa khô, bà con cần đảm bảo tưới đủ nước cho cây phát triển. Bà con không cần tưới quá nhiều, chỉ cần tưới đủ để cây duy trì độ ẩm. Một số lưu ý khi tưới nước cho sầu riêng vào mùa khô:

  • Xác định lượng nước cần thiết: Với cây sầu riêng tơ – non thì cần khoảng 60 lít/ lần tưới. Còn với cây trưởng thành lượng nước tưới sẽ nhiều hơn 70-80 lít/ lần tưới
  • Tưới ở gốc cây: Tưới thẳng vào gốc cây để đảm bảo nước thẩm thấu đến hệ rễ của cây. Tưới nhẹ nhàng và dừng khi đất đạt đủ độ ẩm, không tưới quá nhiều để tránh gây ngập úng và gây hại cho hệ rễ.
  • Chu kỳ tưới: Bà con nên tưới nước theo chu kì 2-3 ngày/ lần tưới
  • Đảm bảo chất lượng nước: Nước tưới phải đảm bảo không bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn tránh ảnh hưởng đến chất lượng trái.
  • Thời gian tưới nước: Nên tưới vào buổi sáng (trước 10 giờ sáng), buổi chiều (từ 4 giờ – 6 giờ), tránh buổi trưa nắng gắt sẽ càng làm cho cây bị sốc nhiệt. 

He-thong-tuoi-nuoc-cho-sau-rieng-1.jpg

Hình ảnh: Hệ thống tưới nước cho sầu riêng mùa khô

2) Che phủ, giữ ẩm cho cây sầu riêng mùa khô

Vào mùa khô, đất dễ bốc hơi nước. Điều này làm ảnh hưởng rễ tơ của cây sầu riêng.

Bà con nên tiến hành che phủ, giữ ẩm bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cành cây khô, thân ngô, thân chuối… để hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất mặt và không bị rửa trôi khi tưới nước.

Ngoài ra bà con có thể trồng các cây họ đậu che phủ đất mặt.

Che-phu-giu-am-cho-sau-rieng-sau-khi-trong.png

Hình ảnh: Che phủ, giữ ẩm cho sầu riêng

3) Bổ sung dinh dưỡng cho sầu riêng mùa khô

Vào mùa khô, độ pH trong đất ít bị giảm hơn mùa mưa nên bà con không cần tưới tinh vôi mà chỉ cần tưới dưỡng rễ.

Bà con nên bổ sung thêm phân trung vi lượng, phân hữu cơ. Ngoài việc, cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu riêng, còn giúp cải thiện cấu trúc đất và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi sinh sống, từ đó giúp phòng trừ sâu bệnh tự nhiên.

Bà con không nên sử dụng thuốc kích rễ vào mùa khô vì dễ gây cháy rễ

Xem thêm: Phân bón hữu cơ CYTOROOT

4) Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho sầu riêng mùa khô

Vào mùa khô, các loại nấm bệnh ít phát triển hơn mùa mùa. Nhưng các loại sâu hại  hút chích như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh,... phát triển khá mạnh.

Bà con nên sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu gây hại. Ngoài ra, bà con cần chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng, độ ẩm cho cây. 

Sau-hai-sau-rieng-vao-mua-kho.png

Hình ảnh: Sâu hại sầu riêng vào mùa khô

5) Phòng trừ hiện tượng cháy lá trên sầu riêng vào mùa khô

a) Nguyên nhân gây hiện tượng cháy lá

  • Nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng cây bị sốc nhiệt.
  • Cây thiếu AMINO, cơi lá không xanh dày, lá mỏng không chịu được tia UV cao.
  • Dùng thuốc trừ sâu quá nóng.
  • Tưới không đủ nước.
  • Bón phân quá nhiều, lượng đạm dư thừa, gây cháy rễ non dẫn đến cháy lá.
  • Các tuyến trùng, sâu bệnh gây hại cho rễ.

b) Biện pháp khắc phục

  • Bổ sung AMINO cho cây.
  • Tưới đủ nước cho cây, không để cây bị mất nước.
  • Che nắng, giữ ẩm cho cây.
  • Bón phân đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không bón quá nhiều.
    Hien-tuong-chay-la-sau-rieng.jpg

Hình ảnh: Hiện tượng cháy lá sầu riêng

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc sầu riêng mùa khô mà nhà nông cần biết. Việc chăm sóc sầu riêng vào mùa khô tuy dễ hơn vào mùa mưa nhưng bà con cũng cần lưu ý một vài kĩ thuật khi chăm sóc để cây sầu riêng phát triển tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bà con vui lòng liên hệ qua hotline 0911311100  để được Funo tư vấn chi tiếtmiễn phí nhé!