Khắc phục sầu riêng rụng trái non

Biên tập bởi FUNO VietnamĐăng 3 năm trước8,2490

Sầu riêng rụng trái non và cách khắc phục. Là cây trồng đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện tượng sầu riêng rụng trái non là vấn đề bình thường trong canh tác sầu riêng.

Hiện tượng rụng trái non có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như. Rụng trái non sinh lý, rụng do cây thiếu dinh dưỡng, do thời tiết bất lợi,...

Sầu riêng rụng trái non với số lượng lớn thì không còn bình thường, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ. Khi hiện tượng rụng trái non ở sầu riêng cần có biện pháp khắc phục để giảm tối đa thiệt hại. Nhưng vấn đề cốt yếu vẫn là xác định được nguyên nhân để phòng và cân đối ngay từ đầu. Để không xảy ra hiện tượng sầu riêng rụng trái non.

sau-rieng-rung-trai-non-funo-vn.jpg

NGUYÊN NHÂN

Sầu riêng ra bông trong thời kỳ đúng vụ đều có hiện tượng rụng trái non. Nhưng hiện tượng rụng trái non do một số nguyên nhân sau:

Trong quá trình đậu trái non, từ lúc xả ngụy cây sầu riêng vẫn tiếp tục ra đọt, cây sầu riêng sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi đọt và quả non. Cây sầu không còn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên sẽ xảy ra hiện tương rụng trái non. Hiện tượng này xảy ra  do dinh dưỡng không cân đối hoặc do tưới nước quá nhiều.
Do thiếu dinh dưỡng trong quá trình nuôi trái non. Trong quá trình nuôi trái, cây sầu riêng cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Do đó, nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ bị đuối sức, không còn đủ sức để nuôi trái nên hiện tượng rụng trái non là điều bình thường trong tự nhiên.

Do nấm phytophthora spp và pythium tấn công.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI XẢY RA HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI NON

Khi đã xảy ra hiện tượng rụng trái non từ lúc xả nhụy đến lúc trái bằng quả trứng thì nguyên nhân chủ yếu là do cây Sầu Riêng ra đọt mạnh.

Biện pháp khắc phục:

Ngưng tưới nước

Dùng phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao để chặn đọt như 1kg MKP và 500gram phân bón kali tinh Kleaf-K2SO4. Phun cách liên tục cách nhau 3-4 ngày/lần.

Tăng cường khả năng đậu trái bằng các loại phân bón lá canxi bo amino. Kết hợp với vi lượng Agri Combi và các loại phân bón kích kháng sinh học CYTOFOSS 95PK. Để tăng lưu dẫn 2 chiều các ion HPO3 phòng trừ các loại nấm bệnh tấn công. Sử dụng cách nhau 3-5 ngày/lần. Giúp tăng khả năng đậu trái, trái lớn nhanh vượt qua thời kỳsầu riêng rụng trái non.

Khi trái to bằng bát tô nhưng vẫn xảy ra hiện tượng rụng trái thì nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu dinh dưỡng.

xu-ly-sau-rieng-ra-hoa-nghich-vu-funo-vn.jpg

Biện pháp khắc phục:

Sử dụng phân bón gốc bằng các loại phân bón có hàm lượng cân bằng dinh dưỡng như CYTOVITA NPK 20-20-20+TE. Để tưới nhỏ giọt thì kết hợp với bổ sung các loại canxi nitrat. Nên sử dụng các loại phân bón tinh khiết để tưới gốc, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Tránh các thành phần tạp chất không cần thiết.

Phun qua lá các sản phẩm dinh dưỡng cao như phân bón lá amino axit CYTOMIN PLUS và phân bón lá canxi amino. Kết hợp với kích kháng sinh học CYTOFOSS 95PK để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trái, chống sượng và phòng nấm bệnh tấn.

BIỆN PHÁP PHÒNG HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI NON.

Từ lúc xả nhụy đến lúc trái bằng quả trứng ngỗng:

Không nên ngắt nước hoàn toàn nhưng chỉ tưới nhẹ, duy trì độ ẩm cần thiết, không nên tưới ướt đẫm.
Phân bón gốc sử dụng các loại phân bón tinh khiết có hàm lượng kali cao như CYTOVITA NPK 13-5-35+MgO+TE các phân bón kali K2SO4.

Phân bón lá sử dụng phân bón lá canxi bo amino và phân bón vi lượng agri combi kết hợp với CYTOFOSS 95PK và GA3 để trái lớn nhanh vượt qua thời kỳ trái non.

Nếu cây có hiện tượng ra đọt thì nên kết hợp phun xem kẽ bằng MKP để chặn đọt.

Khi trái lớn bằng bát tô:

Tưới nước bình thường.

Phân bón gốc có hàm lượng kali cao nhưng chú ý kết hợp với canxi nitrat như. Ducanit, Haifa Cal,..Để rải gốc cung cấp hàm lượng canxi và đạm nitrat giúp trái lớn nhanh, chống sượng.

Nên sử dụng các loại phân bón như phân bón lá amino axit CYTOMIN PLUSphân bón canxi bo amino.

Chú ý. Nên sử dụng các loại phân bón được sản xuất từ nguồn gốc K2SO4 và KNO3 để cây sầu riêng đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Vi sầu riêng là cây trồng nhạy cảm với clorua.