[Hướng dẫn chi tiết] Cây bị ngộ độc NPK – Nhận biết và cách khắc phục

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 2 năm trước50,3740

"Vườn cà chua của tôi sau khi bón phân NPK cây bị héo, lá xanh đậm rồi chuyển sang vàng, có đốm đen. Xin hỏi có phải cây bị ngộ độc NPK do bón quá liều không? Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?"

Đây là trường hợp phổ biến khi Funo hỗ trợ bà con trong quá trình cây tác cây trồng. Cùng Funo tìm hiểu cây bị ngộ độc phân NPK có biểu hiện gì và cách khắc phục như thế nào nhé!

1.      Dấu hiệu nhận biết cây bị ngộ độc NPK? 

Cây bị ngộ độc NPK được chia thành 3 loại với những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Bà con cần quan sát cây trồng của mình thuộc loại ngộ độc nào để có biện pháp chữa trị kịp thời:

a.       Ngộ độc do cháy phân

Là tình trạng ngộ độc cục bộ do lượng phân bón phân tán không đều, khi tiếp xúc trực tiếp với một bộ phận (thường là rễ, lá) gây tình trạng héo khô, cháy sém. Với cùng liều lượng phân bón như trên, nếu được phân bố đều cho cây sẽ không bị ngộ độc. Tình trạng này thường xuất hiện ở:

  • Cháy rễ: khi đất ngập úng, rễ non sẽ phát triển trên mặt đất để lấy khí oxy. Khi nước rút và rễ cây chưa kịp di chuyển xuống mặt đất thì bà con sử dụng phân bón dạng rắn, rải trên mặt đất gây cháy rễ non gần đó. Dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng này là cây thường héo rũ vào buổi trưa và tươi tỉnh vào buổi chiều.
  • Cháy lá: sử dụng các loại phân bón lá không hòa tan theo hướng dẫn sử dụng làm dung dịch bón lá có nồng độ cao hoặc những lá gần gốc, tiếp xúc trực tiếp với phân bón khi bà con tưới phân cho gốc. Phân bón tiếp xúc với lá và gần như được hấp thu trực tiếp nên liều lượng sử dụng cho lá cần được chú ý cẩn thận. Dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là lá cháy sém, khô, màu vàng nâu.
     Cây bị ngộ độc NPK do cháy phân (cháy lá)

Hình: Cây bị ngộ độc NPK do cháy phân (cháy lá)

b.      Ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây đối với phân đạm, lân, kali (NPK) là rất lớn nên thừa các nguyên tố dinh dưỡng này chưa dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính nhưng sẽ ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Biểu hiện thiếu một số chất dinh dưỡng khác có thể là dấu hiệu của thừa phân NPK

Cây bị ngộ độc kali gây ức chế sự hấp thu canxi, magie nên thừa kali có biểu hiện thiếu canxi, magie
Thừa urê gây ức chế hấp thu kẽm nên cây có hiểu hiện thiếu kẽm khi thừa ure
Bón nhiều lân, cây chưa đến mức ngộ độc cấp tính, nhưng có thể gây thiếu sắt, kẽm. Nên tình trạng thiếu sắt, kẽm cũng là một dạng ngộ độc NPK.
 Cây có múi biểu hiện thiếu sắt, kẽm do ngộ độc NPK

Hình: Cây có múi biểu hiện thiếu sắt, kẽm do ngộ độc NPK

Xem thêm: Thiếu chất dinh dưỡng cây trồng sẽ có biểu hiện như thế nào?

c.       Ngộ độc cấp tính

Là trường hợp cây hấp thu lượng phân bón NPK quá nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. 

  • Ngộ độc đạm làm cho lá có màu xanh đậm bất thường, chóp lá cong xuống, cây chậm phát triển và thân cao, yếu.
  • Chóp hoặc bìa lá xuất hiện các đốm đen. Khi cây ngộ độc thường có xu hướng thỉa những chất dư thừa trên lá, đọng ở bìa và chóp lá và tạo thành các đốm đen.
  • Nếu độc tính không được xử lý, lá cuối cùng sẽ chuyển sang màu nâu hoặc vàng và rụng.
     Cây lan bị ngộ độc NPK có đốm nâu ở lá

Hình: Cây lan bị ngộ độc NPK có đốm nâu ở lá

2.      Phân biệt ngộ độc NPK với các loại ngộ độc khác

Cây bị ngộ độc NPK có những biểu hiện tương tự với các loại ngộ độc khác hoặc tình trạng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng. Funo sẽ giúp bà con phân biệt với các ngộ độc khác để có những chuẩn đoán chính xác và kịp thời.

Ngộ độc phèn: lá vàng, lá già có đốm màu nâu. Nếu nhiễm độc nặng, tất cả các lá chuyển sang màu nâu, những lá già bị rụi rất nhanh, cây suy yếu và chết dần. Rễ có màu nâu đậm và xoắn lại.

Ngộ độc hữu cơ do phân chưa hoai mục gây rễ thối đen, có mùi tanh hôi, không mọc rễ mới.

Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật: gây cháy lá, xuất hiện những đốm cháy
Trong khi ngộ độc NPK dạng cháy phân (cháy rễ, cháy lá), mất cân bằng dinh dưỡng có biểu hiện thiếu một số chất khác, ngộ độc cấp tính biểu hiện lá xanh đậm chuyển sang vàng có đốm đen.

Cây có màu xanh đậm bất thường do ngộ độc NPK

Hình: Cây có màu xanh đậm bất thường do ngộ độc NPK

Ngộ độc NPK có thể nhầm lẫn với thiếu đạm hoặc thiếu sắt do cùng có biểu hiện vàng lá.  

  • Đối với cây bị thiếu đạm, màu vàng trên cây thiếu đạm đậm hơn do các sắc tố diệp lục bị hao hụt và làm cháy lá.
  • Thiếu sắt thường làm cho cây bị vàng lá do mất diệp lục, không có đốm, gân chính còn xanh. Trường hợp nặng hơn, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.
  • Còn đối với ngộ độc NPK, màu vàng của lá nhạt hơn, kiểu vàng của lá bị héo.
     Ngộ độc lân ở dưa leo có biểu hiện lá vàng, héo

Hình: Ngộ độc lân ở dưa leo có biểu hiện lá vàng, héo

3.      Ảnh hưởng của việc ngộ độc NPK đối với cây trồng?

Bón thừa đạm dẫn đến sự tích tụ muối trong đất, do đó làm cho cây yếu và dễ bị hư hại do sương giá và nhiều bệnh tật. Ngoài ra, những cây bị ngộ độc đạm tăng nguy cơ nhiễm sâu bệnh nhiều hơn. Khoảng 55% trường hợp phân đạm làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh hoặc trầm trọng thêm tác hại của bệnh. Ví dụ, trường hợp bón phân đạm có thể làm tăng tỷ lệ bệnh hại cây trồng như bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thối thân và bệnh đạo ôn,...

Xem thêm: Có nên bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

Cây bị ngộ độc đạm làm giảm quá trình quang hợp đặc biệt là ngộ độc đạm amoni (NH4+). Trong khi ngộ độc đạm dạng nitrat (NO3-) gây thiếu sắt, dẫn đến lá chuyển sang vàng trong khi cây lá vẫn còn xanh.

Ngộ độc phân lân thường có xu hướng hấp thụ đạm nhiều hơn, dẫn đến ngộ độc đạm hoặc càng làm tồi tệ tình trạng này. Điều này làm chậm quá trình hình thành cơ quan sinh sản – hoa giảm kích thước, chất lượng cây ăn quả giai đoạn thu hoạch.

 Cây bị ngộ độc NPK (bên phải) có quả nhỏ, vỏ dày hơn cây bình thường (bên trái)

Hình: Cây bị ngộ độc NPK (bên phải) có quả nhỏ, vỏ dày hơn cây bình thường (bên trái)

Xem thêm: Ngộ độc lân ở cây trồng

4.      Những cách xử lý khi cây bị ngộ độc NPK

Để có biện pháp xử lý kịp thời khi cây bị ngộ độc, đầu tiên bà con cần ngưng bón phân. Sau đó, nhà nông phải xác định tình trạng ngộ độc thuộc dạng nào sau đây: cháy phân, mất cân bằng dinh dưỡng hoặc ngộ độc cấp tính

  • Ngộ độc do cháy phân:

+ Dùng nước để rửa trôi bớt lượng phân dư thừa, động trên gốc, đặc biệt là khu vực bị cháy rễ. Với cây mọc dưới nước (lúa) thì việc thay nước là giải pháp cần làm ngay. Với cây trồng cạn thì tưới nước sẽ làm cho phân bị loãng ra và di chuyển xuống tầng đất phía dưới.

+ Nếu lá bị cháy phân thì cần cắt bỏ những lá bị hư, cháy do ngộ độc.

Cây lan bị ngộ động NPK dạng cháy rễ

Hình: Cây lan bị ngộ động NPK dạng cháy rễ

  • Ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng:

Trường hợp này, nhà nông chỉ cần bón phân cân đối dinh dưỡng hoặc sử dụng phân hỗn hợp, được pha sẵn theo nhu cầu cây trồng.

  •  Ngộ độc cấp tính:

+ Sử dụng các sản phẩm có tác dụng giải độc, tăng cường sức khỏe cho cây trồng như: Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc), Vitaminin B1, Brassinolide, Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6),…

+ Bổ sung phân hữu cơ cũng có tác dụng làm giảm tác dụng độc của việc dư

thừa phân bón, bởi phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn. 

Một số phân hữu cơ mà nhà nông có thể tham khảo: Dịch rong biển (Cytogal plus), Amino Acid (Cytomin plus), axit fulvic (Cytosoil care) ,…

+ Hoặc sử dụng kết hợp sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm giải độc cho cây trồng. 

Có thể sử dụng kết hợp giữa dịch rong biển và Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc) hoặc axit fulvic kết hợp với Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)

Bón phân NPK cây bị héo vàng

Hình: Bón phân NPK cây bị héo vàng

5.      Cách bón phân NPK hiệu quả tránh ngộ độc

a.      Bón phân đúng cách

Bón phân sai cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến cây bị ngộ độc NPK, đặc biệt là hiện tượng cháy phân ở rễ, lá.

Hòa tan phân bón trong nước theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ giúp rễ hấp thu dễ dàng với một lượng phù hợp. Cách này cũng giải quyết vấn đề phân bón tập trung cục tại một vùng rễ gây cháy rễ.

  Cây có biểu hiện lá vàng héo, cháy bìa khi bón thừa NPK

Hình: Cây có biểu hiện lá vàng héo, cháy bìa khi bón thừa NPK

Xem thêm: Cách bón phân NPK - Cẩm nang hướng dẫn chi tiết

b.      Bón phân đúng liều lượng, phù hợp với nhu cầu cây trồng

Cây cần các nguyên tố đạm, lân và kali trong suốt quá trình sinh trưởng, tuy nhiên mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu cao đối với từng loại dinh dưỡng khác nhau. Cung cấp quá liều so với nhu cầu của cây là nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng (dư thừa chất này làm cản trở hấp thu chất dinh dưỡng khác) hoặc ngộ độc cấp tính.

Vậy, làm thế nào để cung cấp đúng, đủ và kịp thời phân NPK cho cây trồng?

  • Xác định đúng nhu cầu của cây      
    + Khuyến khích cây ra rễ: cây cần lượng lân cao hơn so với đạm và kali. Vậy cây cần phân NPK có tỷ lệ 1-2-1.

Xem thêm: CYTOFOR FARMER

                  CYTOVITA SF NPK 15-30-15+2MgO+TE

+ Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (trước khi cây ra hoa, đậu quả): cây cần lượng đạm cao hơn đáng kể so với PK (lân và Kali). Tỷ lệ phân NPK phù hợp là: 2-1-1, 3-1-1

+ Giai đoạn ra hoa, đậu quả: nhu cầu về PK (lân và kali) cao hơn nhiều so với nhu cầu về N (đạm). Tỷ lệ NPK lúc này: 1-1-2; 1-2-2; 2-1-2

Xem thêm: CYTOVITA DF NPK 10-5-40+MgO+TE

                  CYTOVITA DF NPK 7.5-12-36+4.5MgO+TE

+ Đa năng: tỷ lệ NPK là 1-1-1

Xem thêm: CYTOVITA SF NPK 19-19-19+TE

                   CYTOVITA SF NPK 20-20-20+TE

  • Kiểm tra đất

+ Xác định hàm lượng chất dinh dưỡng có sẵn trong đất: để cung cấp thêm lượng dinh dưỡng phù hơp với nhu cầu của cây ở từng giai đoạn. Bà con có thể sử dụng bộ test nhanh NPK để kiểm tra.

+ Độ pH của đất hoặc môi trường trồng trọt: nếu độ pH trong đất quá cao hoặc quá thấp, cây trồng của bạn sẽ khó hấp thu một số chất dinh dưỡng, ngay cả khi có sẵn trong đất.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết để nhận biết và khắc phục khi cây bị ngộ độc NPK. Funo hy vọng mang lại những kiến thức thực tiễn và bổ ích giúp bà con nông dân mùa màng bội thu. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0911.311.100 để được giải đáp miễn phí!