HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪ A-Z CÁCH TẠO MẦM HOA SẦU RIÊNG ĐỒNG LOẠT 

Biên tập bởi Hoàng MiĐăng 10 tháng trước16,1680

Vấn đề xử lý ra hoa sầu riêng đang được rất nhiều bà con quan tâm. Làm thế nào để sầu riêng ra hoa đồng loạt giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch? Cùng Funo.vn tìm hiểu cách tạo mầm hoa sầu riêng chi tiết từ A-Z!

1. Nguyên tắc để xử lý ra hoa cây sầu riêng

  • Không nên kích thích ra hoa đối với những trường hợp sau: cây 1-3 năm tuổi, chưa trưởng thành, cây sinh trưởng kém (lá thưa, cây đang bị bệnh hoặc có hiện tượng rụng lá,...)
  • Để đảm bảo cây đủ sức nuôi trái tốt thì bộ lá phải có ít nhất 2 cơi đọt (cây đã ra được 2 lần đọt và lá đã già hoàn chỉnh)
  • Quy trình điều khiển sầu riêng ra hoa bắt đầu từ giai đoạn sau thu hoạch, kích thích cho cây ra đọt phục hồi sinh trưởng cho cây, kích thích ra hoa.
  • Ngoài kỹ thuật xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn và phun chất ức chế sinh trưởng, nhà nông cần áp dụng tổng hợp các kỹ thuật từ tỉa cành, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại, cỏ dại mới có thể đạt được năng suất cao và cơm trái không bị sượng.

2. Giai đoạn sau thu hoạch

Mục tiêu chính của giai đoạn này là phục hồi sức khỏe cây và kích thích cho cây sầu riêng ra 2 cơi đọt để nuôi hoa, trái trong vụ tới. 

  • Cơi đọt 1: trước khi làm bông
  • Cơi đọt 2: khi nhú mắt cua

Để kích thích cho cây ra đọt tập trung, cần áp dụng một số kỹ thuật sau:

a. Tỉa cành

Mục đích: kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung, giúp cho cây phục hồi khả năng sinh trưởng. Việc tỉa cành còn giúp hạn chế nấm bệnh, hoa thụ phấn dễ dàng.

- Cắt tỉa cành sâu bệnh, ốm yếu, đan chéo lẫn nhau, cành vượt và cành nằm quá sát mặt đất.

- Phun thuốc rửa vườn (các nhóm thuốc gốc đồng)

tỉa cành sầu riêng

Hình: Những vị trí cành cần tỉa

b. Bón phân cho sầu riêng (cho cây 8 - 10 năm tuổi)

Mục đích: hạn chế suy kiệt sau một vụ mùa, kích thích ra đọt và chuẩn bị dinh dưỡng cho vụ mùa tiếp theo.

- Tưới phân qua gốc:

  + CYTOSOIL CARE: 50-70mL/cây/tuần (hoặc 1mL/L theo lượng nước tưới/cây)

  + CYTOBASE NPK 22.22.10: 200-250g/cây/tuần

  + Bổ sung nấm Trichoderma để phòng ngừa nấm hại rễ trong đất như Phytophthora spp., Fusarium sp. 

- Tưới nước 2-3 ngày/lần

- Lưu ý: không nên tưới quá đẫm, tưới quá nhiều lần làm đất lúc nào cũng trong tình trạng oi nước sẽ tạo điều kiện cho nấm Phytophthora palmivora phát triển hại rễ.

Xem thêm: Bật mí cách bón phân NPK cho sầu riêng bội thu 2023

c.  Kích thích ra đọt

Kích thích cây ra đọt non cần được thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Đây là biện pháp quan trọng, quyết định khả năng ra hoa và nuôi trái trong mùa tới. Nếu cơi đọt ốm yếu, lá bị sâu bệnh thì cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém. 

- Phun phân bón lá sau khi cây ra đọt non, giúp mở đọt, mập đọt, mướt lá, xanh lá, đọt đi nhanh

  + CYTOMIN PLUS: 1mL/L  

  + CYTOGAL PLUS: 1mL/L  

  + CYTOFIVE: 0.5g/L  

  + Tần suất: 1 tuần/lần

- Giữ lượng nước ổn định ở độ sâu 60-80cm

- Khi cây ra đọt non cần chú ý phòng trừ sâu bệnh gây hại: 

  + Trong mùa mưa đọt non thường bị nấm Phytophthora palma ra tấn công làm rụng lá, có khi chỉ còn trơ cành. 
  + Trong mùa khô cần chú ý phòng ngừa rầy nhảy (Allocaridara inalayensis), rầy xanh, bọ trĩ, tấn công chích hút lá và đọt non.

Xem thêm: Phòng trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng - Kinh nghiệm từ chuyên gia

ra đọt non sầu riêng

Hình: Cơi đọt ở cây sầu riêng

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch - Khởi đầu vụ mùa bội thu

3. Tạo mầm hoa và kích thích trổ hoa

Mục đích: kích thích ra hoa giúp cho cây ra hoa tập trung. Nếu cây ra hoa, đậu trái nhiều lần sẽ bị cạnh tranh dinh dưỡng với đọt non hoặc giữa các đợt trái. Sự cạnh tranh dinh dưỡng này thường gây ra hiện tượng rụng hoa, trái non và sượng cơm trái. 

Do đó, dù là vụ thuận cũng cần phải áp dụng kỹ thuật kích thích ra hoa cho cây ra hoa tập trung sẽ dễ chăm sóc và quản lý hơn, so với để ra hoa tự nhiên theo nhiều đợt.

a. Giai đoạn 1 tháng trước phun phân hóa mầm hoa

Mục đích: làm giảm sự sinh trưởng sinh dưỡng của cây và thúc đẩy hình thành mầm hoa.

Tưới gốc cho cây:

- CYTOBASE NPK 15.30.15: 0.3kg/cây

- MKP: 0.2kg/cây

- CaNO3: 0.1kg/cây 

b. Giai đoạn 7 ngày trước phun phân hóa mầm hoa

- Phun CYTOFOSS 5g/L hoặc CYTO K+ Chelate 3-5g/L ướt đều 2 mặt lá.

- Bắt đầu xiết nước (bơm nước ra khỏi mương hoặc ngừng tưới) cho đến khi phun phân hóa mầm hoa.

c. Phun phân hóa mầm hoa khi cơi đã mở hết lưỡi mèo (mầm lá non)

- Phun ướt đều 2 mặt lá với tần suất 7-10 ngày/lần.

  + CYTOGREEN P68: 3-5g/L

  + CYTOGAL PLUS: 1mL/L

  + Thiên nông (NAA): 2g/L

- Phủ bạt nilon trên mặt đất để tạo sự khô hạn nhân tạo.

- Cây sinh trưởng mạnh có thể tăng 1.5 lần liều phun.

- Lưu ý:

  + Thời gian bắt đầu ra hoa phụ thuộc và từng giống, thời vụ và kỹ thuật xử lý. Trung bình thời gian từ khi kích thích đến khi nhú mầm hoa từ 25-30 ngày. Nếu điều kiện thuận lợi cây sẽ ra hoa sớm hơn, từ 20-25 ngày. Ngược lại, khi mưa thời gian nhú mầm hoa có thể kéo dài đến 35-40 ngày. 

  + Cần chấm dứt quá trình kích thích ra hoa khi thấy mầm hoa phát triển. 

  + Cuộn nilon phủ mặt đất, bón phân và tưới nước cho mầm hoa (mắt cua) phát triển.

4. Giai đoạn ra hoa và phát triển hoa

a. Nhú mầm hoa (mắt cua) sau 20-30 ngày xử lý

Mục đích: Kích thích trổ hoa và phá miên trạng mầm hoa

mắt cua sầu riêng

Hình: Mắt cua sầu riêng

- Phun phân bón lá đều lên mầm hoa:

  + CYTOCABO: 2-3mL/L

  + CYTOBASE NPK 15.5.40: 5-10g/L 

  + CYTOFIVE: 0.5g/L

- Tưới phân qua  gốc:

  + CYTOSOIL CARE: 50-70mL/cây

  + CYTOFOR FARMER: 10-20mL/cây

  + CYTO BASE 22.22.10: 200-300g/cây

- Tưới nước trở lại cho cây, duy trì mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60-80 cm từ mặt liếp.

- Chia nhỏ lượng nước tưới cho nhiều ngày, không nên tưới dồn dập, tránh cây bị sốc nước.

b. Hoa phát triển

- Tỉa hoa: giai đoạn 20 và 40 ngày sau khi hoa phát triển. 

- Đối với các vùng thụ phấn nhân tạo: tỉa bỏ hoa ngoài tán, trên thân hoặc gần sát thân chính, những chùm hoa gần sát nhau, cuống nhỏ, khoảng cách 20-25cm/chùm. 

- Đối với các vùng thụ phấn tự nhiên: không cần chừa khoảng cách chùm hoa. 

- Phun thuốc ngừa sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư làm khô hoa.

c. Trước khi hoa nở

- Khoảng 3-5 ngày trước khi hoa nở, nhà vườn cần phun:

  + CYTOCABO: 2mL/L

  + CYTOFIVE: 0.5g/L

  + CYTOGAL PLUS: 1mL/L

d. Tăng đậu trái và hạn chế sự rụng trái non

Bà con nên thụ phấn bổ sung để làm tăng tỷ lệ đậu trái, có thể chọn được trái ở vị trí thích hợp trên cành, trái phát triển đầy đủ, tròn đều, bán cao giá hơn trái thụ phấn tự nhiên. 

- Thời gian thụ phấn thích hợp từ: 19-22h.

- Thụ phấn bổ sung bằng cách dùng chổi nylon quét qua quét lại để lấy phấn sau đó quét trên nướm hoa ở vị trí cần thụ phấn bổ sung.

- Chỉ thụ phấn các chùm hoa giữa cành.

Búp sầu riêng 40 ngày tuổi (trước xổ nhụy 15 ngày)

Hình: Hình: Búp sầu riêng 40 ngày tuổi (trước xổ nhụy 15 ngày)

Xem thêm: Cách trị rụng bông, trái non sầu riêng - Hướng dẫn chi tiết cho người mới trồng

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tạo mầm hoa sầu riêng đồng loạt. Số liệu trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có chương trình sử dụng bón phân khác nhau. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!